Saturday, November 28, 2009

Hướng tới những giải pháp cho biển Đông - 2/2

Tạo dựng lòng tin

Tranh chấp là câu chuyện dài, như ông Hoàng Việt, giảng viên khoa Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận: “Các vấn đề tranh chấp rất phức tạp và việc giải quyết là rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian. Thế nên hội thảo này tập trung bàn về hợp tác trong phạm vi có thể”.

Với mục tiêu hướng tới hợp tác, giới học giả cho rằng các bên cần gác lại tranh chấp để đi vào hợp tác. Nhưng vấn đề mấu chốt là các bên làm sao nhất trí được một số điểm chính như khu vực và lĩnh vực hợp tác, chủ thể và cơ chế hợp tác thì vẫn chưa có lời giải cụ thể.

Các học giả cũng cho rằng trước khi có thể đàm phán để giải quyết tranh chấp hoặc hợp tác trong khu vực, cần phải xây dựng một số điều kiện ban đầu thuận lợi cho hợp tác, bao gồm: đồng thuận bên trong từng nước để từ đó có chính sách ổn định và nhất quán; xây dựng mối quan hệ song phương và đa phương có lợi cho hợp tác trên biển Đông; ASEAN vững mạnh, nắm vai trò chủ đạo trong các vấn đề hợp tác quốc tế và giải quyết xung đột khu vực.

Về vai trò của Việt Nam, ông Nazery Khalid, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Công nghiệp và Kinh tế biển Malaysia, nói: “Năm tới, với tư cách Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần có những hành động cụ thể để thúc đẩy đối thoại giữa các bên tranh chấp, giữa ASEAN và Trung Quốc. Cần phải ngồi lại với nhau và có ý chí chính trị thực sự thì mới có thể giảm tranh chấp và hướng tới hợp tác được. Tranh chấp ở biển Đông là vấn đề lâu dài, nhưng chúng ta cần phải hành động hướng về phía trước, chứ không phải níu chân nhau, giằng co nhau bằng các yêu sách chồng chéo”. Ông Khalid cũng cho rằng yêu sách đường Lưỡi bò của Trung Quốc dựa trên những căn cứ không thỏa đáng và điều đó đã tạo ra tranh cãi.

Giáo sư Ian Townsend-Gault, khoa Luật, Đại học British Columbia, Canada, nhấn mạnh: “Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng tranh chấp ở biển Đông có đặc trưng riêng về nhiều mặt, nhưng trong nhiều mặt khác thì không phải thế. Các bên cần tham khảo chuyện giải quyết tranh chấp ở biển Baltic, biển Đen... để áp dụng cho biển Đông”.

Một số đại biểu còn nhấn mạnh yêu cầu các nước, kể cả trong và ngoài khu vực, phải tăng tính minh bạch về chiến lược và chi phí quân sự để giúp xây dựng lòng tin. Trước mắt, Bộ Quy tắc ứng xử cho biển Đông cần phải được tiếp tục xây dựng và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) với các bước về xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột cần được áp dụng vào khu vực biển Đông.

Trong phát biểu bế mạc, các đại biểu Việt Nam và nước ngoài nhấn mạnh rằng hội nghị đã giúp hình thành một khuôn khổ đối thoại của học giới. Các tham luận, ý kiến, đề xuất có thể được giới hoạch định chính sách các nước tham khảo nhằm giải quyết vấn đề biển Đông trên tinh thần hòa bình và hợp tác.

"Năm tới, với tư cách Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần có những hành động cụ thể để thúc đẩy đối thoại giữa các bên tranh chấp, giữa ASEAN và Trung Quốc... Tranh chấp ở biển Đông là vấn đề lâu dài, nhưng chúng ta cần phải hành động hướng về phía trước, chứ không phải níu chân nhau, giằng co nhau bằng các yêu sách chồng chéo"

Nazery Khalid, Trung tâm Công nghiệp và Kinh tế biển Malaysia

Hướng tới những giải pháp cho biển Đông - 1/2

* Yêu cầu Trung Quốc không tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình

Dù tranh chấp ở biển Đông là vấn đề lâu dài và phức tạp, các học giả tham gia hội thảo quốc tế tại Hà Nội đã gợi ý một số giải pháp hướng tới hợp tác, phát triển.

Nguyên nhân gia tăng căng thẳng

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Biển Đông: Tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày qua, nhiều học giả nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực hàng hải và khu vực biển Đông, Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương như Mark J.Valencia, Ramses Amer, Carlyle A.Thayer..., đã đi thẳng vào phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng căng thẳng trong thời gian gần đây ở biển Đông.

Sức mạnh của nền kinh tế, chương trình hiện đại hóa quân đội, nhu cầu năng lượng lớn của Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược giữa nước này với các nước lớn khác được nhìn nhận như là một nguyên nhân làm tăng mối lo ngại của các nước liên quan đối với yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông. Gần đây, việc các nước trong vùng nộp báo cáo về thềm lục địa kéo dài theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc đã trở thành dịp để các nước khẳng định chủ quyền, làm dấy lên làn sóng khẳng định - phản đối giữa các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Điển hình nhất là việc Trung Quốc chính thức đưa ra đường Lưỡi bò để phản đối các nước khác nộp báo cáo về thềm lục địa kéo dài. Một số chuyên gia cho rằng yêu sách đường Lưỡi bò của Trung Quốc là không rõ ràng và các căn cứ mơ hồ, khiến tình hình thêm căng thẳng.

Việc nhiều nước tăng cường hoạt động khai thác tài nguyên trong khu vực, như thăm dò và khai thác dầu khí, đánh cá... đã dẫn đến tình trạng tranh đua. Tình hình phức tạp hơn do trong lĩnh vực khai thác dầu khí có sự tham gia của các công ty đa quốc gia. Số lượng ngư dân bị bắt giữ cũng tăng lên. Đặc biệt một số nước có hành động ngược đãi ngư dân.

Một số học giả nhận xét: ngoài việc đưa ra Tuyên bố ASEAN năm 1992 về biển Đông, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC, năm 2002), ASEAN chưa coi vấn đề biển Đông là ưu tiên, chưa thực sự trở thành cơ chế khu vực hữu hiệu trong việc giảm căng thẳng liên quan tới tranh chấp biển Đông. Nhiều ý kiến nhận định rằng khó có một giải pháp cho tranh chấp biển Đông trong thời gian ngắn. Thậm chí có học giả còn cảnh báo nguy cơ xảy ra tình thế “bế tắc gây hại”, theo đó các nước vừa bế tắc trong việc tìm kiếm giải pháp vừa đẩy mạnh các biện pháp khẳng định chủ quyền làm tình hình trở nên phức tạp.

Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Trung Quốc cần trả lời dư luận về đường Lưỡi bò

* Vấn đề đường chữ U đứt đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền được các học giả nhìn nhận như thế nào, thưa ông? Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã nói gì về vấn đề này tại hội thảo?

- Bản thân trong giới nghiên cứu của Trung Quốc cũng chưa có sự thống nhất về vấn đề này. Hôm nay, trong trao đổi, phía học giả Trung Quốc cũng chỉ nhắc lại đường biên giới trong vùng nước truyền thống, lịch sử, chủ quyền của Trung Quốc từ lâu. Cũng có nhà nghiên cứu Trung Quốc nói rằng chính phủ của họ chưa bao giờ có ý kiến chính thức về đường chữ U đứt đoạn, đó không phải là đường biên giới trên biển mà Trung Quốc chỉ đưa ra thể hiện chủ quyền của mình thôi. Trên thực tế trong những tuyên bố của mình Trung Quốc cũng đầy mâu thuẫn. Đó là những vấn đề các học giả phải trao đổi thêm và phía Trung Quốc cần phải trả lời trước dư luận.

* Việc giải quyết về chủ quyền chắc chắn còn nhiều khó khăn do quan điểm của các bên về vấn đề này đều khá cứng rắn. Qua hội thảo này, theo ông đâu là tính khả thi của việc hợp tác khai thác tại các vùng tranh chấp?

- Nguyên tắc của vấn đề khai thác hợp tác chung ở các vùng chồng lấn tranh chấp đúng là một giải pháp tạm thời mà trong Công ước Luật Biển 1982 đã nêu lên. Hai bên có tranh chấp trên nguyên tắc thỏa thuận đi đến một giải pháp công bằng. Trong lúc còn đang đàm phán hai bên có thể thỏa thuận tạm thời cùng khai thác vùng chồng lấn...

Còn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không phải là vấn đề các vùng biển mà là chủ quyền lãnh thổ. Phải xác định hiệu lực của các đảo, quần đảo trong việc xác định phạm vi biển của nó ra đến đâu. Từ đó mới tạo ra các vùng chồng lấn với vùng biển của các nước ven biển. Từ đó mới có vùng chồng lấn mà khi hai bên còn đang tranh chấp chưa đi đến quyết định cuối cùng thì có thể hợp tác khai thác ở phạm vi đó. Không thể nói chung chung là hợp tác khai thác. Tranh chấp ở đâu, ở chỗ nào chứ không thể tranh chấp sâu vào các vùng vốn của Việt Nam, Malaysia, Philippines (như cách Trung Quốc đang làm). Đó là điều không thể chấp nhận được vì cơ sở của những tranh chấp này không phải xuất phát từ Công ước Luật Biển mà từ những tài liệu không có cơ sở pháp lý. Bản thân Việt Nam cũng đã áp dụng giải pháp tạm thời đó cùng với Malaysia trong việc ký kết thỏa thuận khai thác chung. Chúng ta rất thiện chí và cầu thị trong việc này để xử lý theo đúng Công ước Luật Biển.

Nhưng để đạt đến hiệu quả trong thực tế phải giải quyết ngay yêu sách tạo vùng chồng lấn xuất phát từ cơ sở nào. Chứ mỗi bên một cơ sở thì chắc chắn sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề, mặc dù các bên ai cũng đều nói rằng sẽ thiện chí giải quyết.

Hương Giang (ghi)

Yêu cầu Trung Quốc không tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình

Yêu cầu Trung Quốc không tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình

Ngày 27.11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc cử hai tàu ngư chính đến quần đảo Hoàng Sa và cử tàu y tế đến quần đảo Trường Sa của VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: "VN khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc cử tàu đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với hai quần đảo này".

Theo bà Nguyễn Phương Nga, ngay sau khi được tin trên, ngày 27.11, Bộ Ngoại giao VN đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại VN để phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hoạt động này, không tiếp tục có các hành động làm phức tạp thêm tình hình tại biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực.

Hương Giang

Vietnam - Bế mạc hội thảo quốc tế về biển Đông:

Có thể giải quyết bằng pháp luật quốc tế

TT - Phiên cuối cùng của hội thảo về biển Đông diễn ra sáng 27-11 với chủ đề “Biển Đông: tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”.

Các học giả cho rằng tranh chấp phức tạp trên biển Đông không có nghĩa là các bên không thể giải quyết bằng pháp luật quốc tế, trong đó các bên có thể tiến hành đàm phán song phương và đa phương. Điều quan trọng là hai tiến trình này cần có tính tương hỗ với nhau.

Một hướng giải quyết khác được hội thảo bàn đến là hợp tác cùng khai thác. Theo cách này, các bên có thể gác tranh chấp để đi vào hợp tác. Điều kiện để thực hiện điều này, theo các học giả, là các bên phải nhất trí được về khu vực địa lý, lĩnh vực hợp tác, chủ thể và cơ chế hợp tác. Học giả từ Indonesia cho rằng điểm mấu chốt và khó khăn nhất cho cách giải quyết này là cần ý chí chính trị của các bên liên quan.

Theo các học giả, để tiến hành đàm phán giải quyết tranh chấp, các bên liên quan cần xây dựng một số điều kiện ban đầu. Đó là sự đồng thuận trong từng nước để đảm bảo chính sách ổn định và nhất quán, quan hệ tốt và ổn định giữa các bên trên các mặt để tạo không khí và mối quan hệ hợp tác nói chung, ở biển Đông nói riêng.

Vai trò của ASEAN cũng được nhấn mạnh trong vấn đề hợp tác quốc tế và giải quyết xung đột trong khu vực, và quá trình giải quyết tranh chấp trên biển Đông phải được gắn với quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh.

Việc giải quyết tranh chấp biển Đông, theo các học giả, phải được gắn với vấn đề an ninh, hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực cũng như sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Một số đại biểu còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên công khai, minh bạch về chiến lược và chi phí quân sự nhằm xây dựng lòng tin. Trước mắt, các đại biểu cho rằng cần tiếp tục việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho biển Đông.

Theo ban tổ chức hội thảo (Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia VN), những đóng góp từ các công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu biển Đông tại hội thảo có giá trị học thuật rất lớn và thông tin từ hội thảo có giá trị cao đối với giới hoạch định chính sách cũng như nhận thức xã hội nói chung.

HƯƠNG GIANG

Thursday, November 26, 2009

Sở Cảnh Sát Westminster hướng dẫn người dân ngăn ngừa ‘cảnh sát hung bạo’

Đề Phòng cảnh sát Kỳ Thị & bạo Hành...( đối với người Việt ).
Hình trên: Thám tử Michael Nguyễn của Sở Cảnh Sát Westminster biểu diễn một cảnh chận xe, và giải thích cách ứng xử của nhân viên công lực, cũng như những gì người bị chận xe cần làm, và những điểu gì phải tránh. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Hình dưới: Nhân viên Sở Cảnh Sát Westminster biểu diễn cảnh còng tay một người dân trong

‘Dân thiểu số là nạn nhân nhiều hơn người bản xứ’



“Cảnh sát hung bạo (police brutality) là một thực tại, và thường nhắm vào dân thiểu số hơn là người bản xứ.”

Ðó là câu trả lời rất bộc trực của ông Andrew Hall, cảnh sát trưởng thành phố Westminster, nơi có Little Saigon, khi được phóng viên Người Việt hỏi rằng, “police brutality” có phải là một thực tại không, và Sở Cảnh Sát Westminster có những chương trình gì để ngăn ngừa vấn nạn này.

* Ngăn ngừa “cảnh sát hung bạo”

Câu hỏi trên đưa ra trong khung cảnh một buổi hội thảo giữa Sở Cảnh Sát Westminster và cộng đồng người Việt tại Little Saigon, được Westminster City Council tổ chức vào lúc 2 giờ chiều Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một, 2009 tại phòng sinh hoạt nhật báo Viễn Ðông.

Mục đích, theo Cảnh Sát Trưởng Andrew Hall, nhằm giảm thiểu tối đa những trường hợp “cảnh sát hung bạo” (police brutality).. Sở Cảnh Sát Westminster cũng đề cập đến việc này với những cảnh sát viên mới từ những ngày đầu tiên họ nhận trách nhiệm.

“Trong giai đoạn tuyển người chúng tôi cùng các ứng viên làm những trắc nghiệm khác để loại trừ những người có đầu óc kỳ thị.”

Ông nói thêm.

Và dĩ nhiên một trong những nỗ lực để ngăn ngừa vấn nạn “cảnh cát hung bạo” (police brutality) “chính là buổi hội thảo rất thiết thực và cần thiết này.”

Trong buổi thảo luận kéo dài suốt hai tiếng đồng hồ, Sở Cảnh Sát Westminster đã hướng dẫn cho cư dân trong vùng hiểu “những điều cần làm và những điều phải tránh” khi bị cảnh sát chặn xe, hay khi cảnh sát đến nhà để đáp ứng những cú phôn gọi 911.

Mục đính chính của buổi thảo luận là để tránh những việc đáng tiếc đã xảy ra ở San Jose tiêu biểu là trường hợp du sinh Phương Hồ và một thanh niên bị bệnh tâm thần Daniel Phạm.

Thuyết trình viên chính của buổi thảo luận, thám tử (detective) Michael Nguyễn, hiện đang phụ trách những vụ bạo hành gia đình (domestic violence) đã giải thích bằng lời và cả sự biểu diễn (demonstration) cho cử tọa biết sự suy nghĩ và ứng phó của cảnh sát trong ba trường hợp khác nhau: Khi chặn xe, khi đến nhà người dân trong trường hợp bạo hành gia đình, và trong trường hợp nhà có người bị bệnh tâm thần.

Theo thám tử Michael Nguyễn, điều quan trọng nhất mọi người cần nhớ là khi cảnh sát chặn xe lại, họ “không biết người ngồi trong xe là ai, và họ có ý định gì.”

Tài xế có thể là một dân lành, một tội phạm, một người bệnh tâm thần, hay đơn thuần chỉ là một người không nắm rõ luật giao thông.

“Nhưng chúng tôi chỉ có thể suy đoán về người đó hay ý định của người qua hành động của họ.”

Thám tử Michael Nguyễn nói.

* Người dân phải làm gì?

Vậy khi bị cảnh sát chớp đèn, chặn xe, người dân phải làm gì?

1. Lái xe qua bên lề phải, tìm chỗ an toàn và đậu lại.

2. Ngồi yên trong xe và không ra khỏi xe vì bất cứ lý do gì, trừ trường hợp được cảnh sát yêu cầu.

3. Ðể hai tay lên vô lăng cho cảnh sát thấy là trong tay không có vũ khí, hay không dự định lấy vũ khí.

4. Ðưa giấy tờ cho cảnh sát xem khi họ hỏi.

Trong trường hợp giấy tờ để trong cốp xe thì phải cho cảnh sát biết, và chờ họ cho phép thì mới được xuống xe lấy giấy tờ.

Trong phần nói về ứng xử của cảnh sát khi đến nhà người dân để đáp ứng những cú gọi 911, thám tử Michael Nguyễn cho biết rằng đến nhà dân trong những trường hợp bạo hành gia đình nguy hiểm nhất, vì mọi người đang cơn nóng giận, và rất nhiều cảnh sát đã bị tử nạn khi thi hành công vụ trong những trường hợp này.

Thường thì sẽ có ít nhất là 2 cảnh sát viên đến nhà trong trường hợp bị gọi phôn vì (nghi ngờ) có bạo hành. Việc đầu tiên cảnh sát sẽ làm là đảm bảo tất cả mọi người trong nhà được an toàn. Họ sẽ tìm cách tách hai người đang ẩu đã hay xô xát ra và nói chuyện riêng với mỗi người.

Khi cảnh sát đến nhà, mọi người phải tuyệt đối ngồi yên theo lời yêu cầu của cảnh sát. Người dân phải tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu của cảnh sát dù nghĩ rằng họ đang hành động trái phép, vì họ có thể nộp đơn khiếu nại sau.

Trong trường hợp tình trạng ẩu đả vẫn còn xảy ra khi có mặt cảnh sát, họ sẽ còng tay và khống chế người đang bạo hành ngay. Họ làm thế để bảo vệ người dân.

Khi cần phải gọi cảnh sát vì không cảm thấy an toàn do hành động của người bị bệnh tâm thần, người nhà cần phải nói ngay điều này cho người trực phôn 911 biết, nếu không cảnh sát sẽ ứng xử bình thường và những việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Các thuyết trình viên nhắc nhiều đến các trường hợp du sinh Phương Hồ, anh Daniel Phạm tại San Jose và ông Trần Kim Mỏng tại Garden Grove, và rút tỉa kinh nghiệm của mỗi trường hợp.

Sự thành công của cuộc thảo luận có thể được đo lường bằng sự lắng nghe chăm chú của gần 30 người dân tham dự, nhiều câu hỏi được đặt ra và đều được trả lời thỏa đáng.

Nói với phóng viên Người Việt sau buổi thảo luận, bà Hòa Vũ, một dân cư trong vùng nói buổi “nói chuyện này bổ ích lắm”, và dự định sẽ về “kể lại cho người thân và bạn bè nghe.”

Cô Yến Nguyễn, một dân cư khác trong vùng cho rằng buổi hội thảo là một cử chỉ đẹp của Hội Ðồng thành phố Westminster, “biểu hiện quan tâm của các vị dân cử đến đời sống của cộng đồng.”

Thursday, November 12, 2009

Pháp Luân Công



Sau vài ngày im lặng, Bắc Hàn lên tiếng đe dọa Nam Hàn sẽ phải “trả giá nặng nề” cho vụ chạm súng giữa hải quân hai bên


Trần Vũ theo AP, Nov 12, 2009


Cali Today News - Hai ngày sau khi có vụ chạm súng giữa tàu chiến hai bên, thứ năm 12/11, Nam Hàn loan báo là Bắc Hàn đã de dọa là “Nam Hàn sẽ phải trả giá nặng nề cho vụ này”.

Tờ báo của Bắc Hàn Rodong Sinmun đã đăng tải lời đe dọa này, trong lúc phái đoàn hai bên gặp nhau bàn thảo về cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa các lãnh tụ hai miền đã thất bại.

Trong bài xã luận, báo này viết: “Những kẻ chủ chiến thích đùa với lửa nay chắc chắn sẽ trả một giá rất đắt”. An ninh trong vùng địa lý vốn chiếm tới 1/6 tổng sản lượng kinh tế toàn cầu đã bị quấy nhiễu do lần đầu tiên từ 7 năm qua, tàu chiến Nam-Bắc Hàn đã nã súng vào nhau.

Báo Rodong Sinmun tố cáo “vụ va chạm trên biển Hoàng Hải không phải là tai nạn, mà một một hành động gây hấn có tính toán trước do giới quân phiệt Nam Hàn muốn làm căng thẳng thêm bầu không khí trên bán đảo Triều Tiên”.

Nam Hàn thì tố cáo tàu của Bắc Hàn đã xâm nhập trái phép vào lãnh hải của họ. Địa điểm xảy ra vụ chạm súng cũng gần với hai lần trước hai bên đã đụng độ nhau trong vòng 10 năm qua.

Nữ Ngoại Trưởng Clinton thì cho là vụ nổ súng này không ảnh hưởng gì đến việc Hoa Kỳ gửi một đặc sứ đến Bình Nhưỡng nhằm thúc đẩy các cuộc thảo luận đa phương về bán đảo Triều Tiên.

Trần Vũ theo AP

MỌI NGƯỜI CẦN ĐỌC VÀ CHUYỂN TIẾP CHO NGƯỜI KHÁC.

Juval Aviv là một nhân viên Do Thái mà truyện phim “Munich” đã phỏng theo. Hồi trước ông là cận vệ của bà Golda Meir’s,bà đã cho lệnh ông truy nả và đem xét xử những kẻ khủng bố Palestin đã bắt các lực sỉ Do Thái làm con tin và giết họ trong Thế Vận Hội Munich.

Trong cuộc thuyết trình tại New York cách đây vài tuần, ông đã cho biết nhiều tin tức mà ông nghĩ mọi người Mỹ cần nên biết. Nhưng chính quyền ta (Obama) chưa chia sẻ với chúng ta.

Trước đây ông đã tiên đoán đường tầu điện ngầm ở Luân Đôn sẽ bị nổ bom,trong show cũa Bill O’reilly đài Fox ,công bố rằng khũng bố sẽ xảy ra trong vòng một tuần.Khi đó,O’reilly cười chế nhạo và châm biếm ông và rằng muốn ông có mặt trên show này một lần nữa vào tuấn tới.Nhưng thật không may,trong tuần lể đó khủng bố tấn công đã xảy ra.

Juval Aviv cung cấp tin tức tình báo ( từ những tin tức lượm được từ Do Thái và Trung Đông) cho chính quyền Bush biết về khủng bố 9/11 vào khoảng một tháng trước khi xảy ra.Bản báo cáo đặc biệt rằng chúng có thể dùng máy bay thay bom và nhắm vào các nhà chọc trời và các tượng đài.Sau đó Quốc hội đã mướn ông làm nhân viên cố vấn an ninh.

Bây giờ ông tiên đoán tương lai. Ông cho biết cuộc tấn công khủng bố tới sẽ xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ trong vài tháng tới.

Hãy quên đi chuyện cướp những máy bay,bởi vì, ông nói,những tên khủng bố sẽ không bao giờ cướp máy bay nữa,vì chúng biết rằng người trên phi cơ sẽ không khoanh tay và sẽ chống cự.Aviv tin rằng an ninh phi tri°ờng hiện nay lỏng lẻo,chúng ta đã chỉ phản ứng thay vì đóng góp để kiện toàn hệ thống chông khủng bố hửu hiệu.

Ví dụ :

1-Kỷ thuật lỗi thời.Chúng ta tìm kim loại,nhưng hiện nay bom làm bằng nhựa.

2- ông nói về một tên ngu xuẩn đốt cháy dày của hắn,vì vậy mọi người phải cổi dày.Một số kẻ ngu khác cố đem chất nổ lỏng lên phi cơ.Bây giờ chúng ta không được đem theo nước uống. Ông nói ông đang đợi một tên đổ chất nổ vào quần lót,thì lập tức an ninh sẽ yêu cầu mọi người cởi hết quần áo.

Những hành động đó chỉ là phản ứng thôi.

3-Chúng ta chỉ lưu tâm an ninh khi mọi người đi vào cổng.Aviv nói rằng trong tương lai nếu một tên khủng bố nhằm vào phi trường,chúng sẽ lợi dụng lúc đông người ở chổ mọi người đang check in.Thật dể dàng cho một người xách 2 hành lý chất nổ, đi thẳng vào hàng chờ check-in và nói với người đứng gần làm ơn để ý dùm hành lý của chúng vài phút để đi tiểu hay đi mua nước uống, rồi làm nổ tung hành lý trước khi nhân viên an ninh đến. Ơ Do Thái những hành lý được kiểm soát trước khi vào phi trường.

Aviv nói rằng cuộc khủng bố sắp tới ở Hoa Kỳ quá rõ ràng và sẽ đánh bom tự sát và đánh bom không tự sát ở những nơi có nhiều người tụ tập.(ví như Disneyland,Casino Las vagas,thành phố New York,San Francisco,Chicago v.v….)cùng các shopping mall,tầu điện ngầm trong giờ cao điểm,ga xe lửa v.v… cũng như các vùng thôn quê (Wyoming,Montana…)

Tấn công sẽ đồng loạt phá hủy khắp nơi(quân khủng bố muốn có tác dụng lớn), liên quan ít nhất 5-8 thành phố bao gồm luôn cả thôn quê.

Aviv nói những tên khủng bố sẽ không cần đánh bom tự sát trong các thành phố lớn,bởi vì những nơi như MGM GRAND ở Las Vagas,chúng chỉ đơn giản đậu xe bằng Valet với xe chở đầy bom và sau đó biến mất dạng.

Aviv nói những tình huống trên đều được biết tường tận trong ngành tình báo,nhưng chính quyên không muốn báo động cho dân chúng biết sự thật.Thế giới sẽ trở thành “một nơi xa lạ”nhanh chóng và những vấn đề như ‘điạ cầu hâm nóng’ và sửa đổi đường lối trở thành vô nghĩa.

Trên một ghi chú đặc biệt, ông nói người Mỹ không phải lưu tâm đến nguyên tử.Aviv nói những tên khủng bố muốn tiêu diệt Mỹ sẽ không dùng những vũ khí tinh vi.Chúng thích dùng bom tự sát.Rẻ tiền,dễ dàng,hiệu quả và chúng có nhiều bật tận những thanh niên tình nguyện tự sát để được về với nơi mong ước của họ.

Ông cũng nói trong những khủng bố tới sẽ không đến từ các nước ngoài.Nhưng sẽ là những người lớn lên tại Mỹ đã từng đi học và được giáo dục tại các Trường trung Đại học ở đây. Ông nói hãy để ý những “sinh viên” hay đi qua về Trung Đông,những người khủng bố trẻ này rất nguy hiểm bởi vì chúng biết nói tiếng Anh và hiểu biết thói quen của người Mỹ.Nhưng chúng ta lại không biết không hiểu gì về chúng nó.

Aviv nói rằng người Mỹ không chuẩn bị và không được huấn luyện về những đe dọa khủng bố mà chúng ta phải đương đầu không tránh được.Nước Mỹ vẫn còn có nhiều người nói tiếng Arabic va Farsi trong hệ thống tình báo và Aviv nói chúng ta phải khẩn thiết thay đổi thực trạng ngay.

Vì vậy,làm sao nước Mỹ tự bảo vệ được ? Trong ngành tình báo,Aviv khuyên Hoa Kỳ nên ngưng ngay sự trông cậy vào vệ tinh và các kỷ thuật tình báo.Thay vào đó chúng ta cáh§n theo phương cách của Do Thái,Ireland và nước Anh những thí dụ điển hình về tình báo nhân dân.Cả hai từ sự thanh lọc rỏ ràng cũng như tin cậy vào những người dân am hiểu .Chúng ta cần phải chú tâm và tự giáo dục mình.tuy nhiên chính quyền tiếp tục xem chúng ta như con nít.Chính quyền nghĩ rằng chúng ta không có thể giải quyết sự thật và nghĩ rằng chúng ta sẽ kinh hải nếu chúng ta hiểu được sự thật của sự khủng bố.Aviv nói đây là một lỗi lầm chết người.

Aviv vừa mới tạo ra một thí nghiệm an ninh mới và đem thử nghiệm cho Quốc hội xem,bằng cách đặt một va li trống không trong 5 địa điểm qua lại đông đúc trong 5 thành phố lớn.Kết quả ? Không lấy một người gọi 911 hay tìm một người Cảnh sát để tìm sự thật,trong thành phố Chicago,một người lại lấy cắp vali.

Làm sự so sánh,Avis nói rằng dân Do Thái được huấn luyện rất kỷ khi thấy một bịch hay gói đồ không có chủ lập tức tri hô lên cho mọi người biết “Một bao không có chủ”, dân chúng lập tức chạy tản ra khỏi chổ đó.Nhưng ở Mỹ thì trái lại,vì chưa thấm đòn bởi khủng bố nhiều nên chính quyền chưa hoàn toàn hiểu rỏ cần phải dạy dổ dân chúng hay chính quyền phải hiểu rằng thường dân sẽ là những người tuyến đầu tốt nhất để chống trả lại sự khủng bố không thể tránh được.

Aviv cũng quan tâm về số lớn trẻ con ở đây đang học ở các trường mẩu giáo hay tiến mẩu giáo sau 9/11 đã lạc lỏng vì không có cha mẹ có thể đến dem con cái về nhà,và trường học chúng ta đã không có kế hoạch tại chổ để săn sóc các học sinh cho đến khi cha mẹ có thể đến trường đón chúng. Ơ New York dẵ xảy ra một vài trường hợp).

Ông nhấn mạnh phải có kế hoạch là điều cần thiết,có sự thông cảm với gia đình, để phản ứng trong trường hợp bị khủng bố. Ông khuyên cha mẹ hảy tiệp xúc với con em ở trường và yêu cầu ngược lại từ các trường.Phát triển kế hoạch hành động như ở Do Thái đang làm.

Gia đình bạn sẽ phải làm gì khi bạn không thể gọi nhau bằng phone ?Bạn tụ tập ở đâu trong trương hợp khẩn cấp?

Ông nói chúng ta nên có tất cả kế hoach thật đơn giản cho các con em chúng ta nhớ và thi hành.

Aviv nói rằng chính quyền Mỹ có kế hoạch bắt buột,trong trường hợp khủng bố tấn công khác,sẽ lập tức cắt hết mọi khả năng trong việc dùng cell phone,blackberries v.v…,đây là phương tiện liên lạc thích hợp của quân khủng bố và bọn chúng thường dùng đế nổ bom.

Làm thế nào bạn liên lạc được với người thân khi xảy ra ?

Bạn cần có một kế hoạch.

Nếu bạn tin tuởng những gì bạn vừa đọc,vậy bạn nên gởi email đến mọi người làm cha mẹ,thủ hộ, ông bà,cô chú và bất cứ ai.Sẽ không có chuyện gì xảy tới cho bạn nếu bạn chọn lựa không chuyển đi,nhưng khi biến cố xảy tới,email này sẽ ám ảnh bạn.”Tôi nên gởi email này đến…” nhưng tôi đã không tin và đã xoá bỏ nó .



Hoan Khai Nguyen
Mortgage Bankers of Texas

Tại Mỹ, dân biểu Liên Bang gốc Việt Joseph Cao Quang Ánh thêm nổi tiếng với lá phiếu tán đồng dự án cải tổ bảo hiểm y tế

Bảo Thạch,RFI

Bài đăng ngày 12/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày 12/11/2009 17:33 TU

Dân biểu Cao Quang Ánh Nguồn : josephcao.house.gov

Dân biểu Cao Quang Ánh
Nguồn : www.josephcao.house.gov

Tại Mỹ, ông Cao Quang Ánh nổi tiếng kể từ khi đắc cử dân biểu Quốc hội Liên bang năm 2008.
Báo chí và các cơ quan truyền thông đã dành nhiều chương trình giới thiệu người Mỹ gốc Việt đầu tiên đặt chân vào điện Capitol.
Nhà báo Ngô Nhân Dụng trả lời phỏng vấn từ California.
Trong tuần qua, ông Cao Quang Ánh càng nổi tiếng thêm khi ông là dân biểu duy nhất của đảng Cộng Hòa bỏ phiếu ủng hộ dự án cải tổ Bảo hiểm y tế của một tổng thống thuộc đảng Dân Chủ.
Từ California, nhà báo Ngô Nhân Dụng trả lời các câu hỏi của Bảo Thạch