Pages

Saturday, May 7, 2016

Fwd: Fw: Fwd: eBook Perfect Second Serve

Saturday, November 9, 2013

Hát với “IDOL” MINH TUYẾT

Được hát với thần tượng MINH TUYẾT, anh chàng bị hồn vía lên mây, quên cả lời... ha ha...

 
 

Kính chuyển nhạc videos... Và xin cảm ơn quý vị đã xem...
NL

Saturday, September 28, 2013

nhạc phẩm "Người Việt Nam"

Xin giới thiệu nhạc phẩm mới "Người Việt Nam" của Nhạc sĩ Sơn Hạ, qua tiếng hát Nhật Lê


 

Sunday, January 16, 2011

Bộ Trưởng Quốc Phòng Gates thắng lớn khi sang Trung Quốc

Truyền thống của Trung Hoa thường hay phô trương sức mạnh khi đón tiếp sứ thần nước ngoài, không ngờ lần này bị Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates dùng “gậy ông đập lưng ông” đem lại thiệt hại đáng kể về ngoại giao.


Vào tuần lể trước cuộc viếng thăm của ông Gates các trang mạng Hoa Lục tung ra ảnh chụp của mẫu phi cơ khó bị phát hiện (stealth) J-20 như một lời cảnh báo không chính thức rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo các loại vũ khí tối tân nhất không thua gì Hoa Kỳ.

Vài giờ trước khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates gặp Chủ Tịch Nhà Nước Hồ Cẩm Đào các trang mạng lạI tung ra đoạn phim của chiếc J-20 bay thử nghiệm để chứng tỏ ngành kỹ thuật này của Hoa Lục đã trưởng thành hơn nhiều dự đoán của Tây Phương.

Khi ông Gates nêu lên mối quan tâm của Mỹ về việc thử máy bay thì Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tỏ vẻ ngạc nhiên – không biết là giả đò hay bị bất ngờ thật sự – lúng túng một lúc rồi mới trấn an rằng việc bay thử hoàn toàn ngẫu nhiên chớ không phải được chuẩn bị trước như một cử chỉ thách đố với vị Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ.

Sau buổi họp và khi đến Nhật Bản, Bộ Trưởng Gates đưa ra vấn đề là liệu giới cầm quyền dân sự Bắc Kinh có hoàn toàn kiểm soát được thành phần quân đội tại Trung Quốc hay không? Cách ứng xử tuy nhẹ nhàng và ngoại giao nhưng lại hết sức nghiêm khắc vì Hoa Lục trong tư thế cường quốc hàng đầu không thể bị thế giới đánh giá có chính sách ngoại giao và quân sự bất nhất – hơn nữa trong hoàn cảnh các thử thách phiêu lưu của Bình Nhưỡng, một đàn em của Bắc Kinh hiện đang đe doạ đưa bán đảo Triều Tiên vào chiến tranh.

Vì những quyền lợi kinh tế và chính trị nên Hoa Kỳ và Nhật Bản đã không thể ra mặt liên minh quân sự đối đầu với Trung Quốc, nhưng giờ đây Bộ Trưởng Gates đã có thể kêu gọi sự hợp tác của hai nước để đối phó với những “bất ngờ” trong khu vực. Bước kế tiếp là Mỹ sẽ tạo cơ hội cho hai nước Nam Hàn và Nhật Bản bỏ qua các hiềm khích trong quá khứ để hợp tác phòng thủ khu vực Đông Bắc Á.

Theo tin tức cho biết ông Dương Thiết Trì sẽ mất chức Ngoại Trưởng vì bị “phục kích” tại Hà Nội vào tháng 07-2010 khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton và các nước ASEAN xác định lợI ích của Hoa Kỳ và thế giới tại khu vực tranh chấp biển Đông. Không biết Bộ Quốc Phòng Trung Quốc lần này có sẽ thay đổi nhân sự hay không vì thất bại không nhỏ vừa qua.

Ông Robert Gates là một trong các nhà lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và hiệu quả nhất của Hoa Kỳ, và ông đã thắng lợi trên mặt ngoại giao cho dù đang nắm giữ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng.

Friday, January 14, 2011

Ai thực sự kiểm soát quân đội Trung Quốc?

Động thái cho bay thử máy bay thế hệ mới J20 trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang thăm Trung Quốc đang làm dấy lên nhiều nghi vấn.

Tờ New York Times (NYT) số ra ngày 12/1 đã đặt ra câu hỏi rằng ai mới là người kiểm soát thực sự bộ máy quân sự Trung Quốc sau sự kiện nước này tiến hành bay thử máy bay tiêm kích tàng hình J-20 giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang công du Bắc Kinh.

Lãnh đạo Trung Quốc có bất ngờ về vụ thử J20?


Theo NYT, vài giờ trước khi Bộ trưởng Robert Gates gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã cho bay thử máy bay thế hệ mới J20. Và ngay trong cuộc họp, ông Gates đã đề nghị trao đổi về vụ thử máy bay trong cuộc gặp với ông Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, lãnh đạo của Trung Quốc cùng các cộng sự tỏ ra khá ngạc nhiên về yêu cầu này và lúng túng không trả lời.



NYT cho hay, phát biểu với các nhà báo sau cuộc gặp với ông Hồ Cẩm Đào, Bộ trưởng Gates cho hay: “Các lãnh đạo dân sự Trung Quốc khá ngạc nhiên trước vụ thử này”.

Với chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương, sự ngạc nhiên của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được tờ NYT đánh giá là bất thường. Báo này cũng dẫn ý kiến của Joseph S. Ney Jr, Giáo sư ở Đại học Havard, cho rằng ông không ngạc nhiên về việc ông Hồ Cẩm Đào không có thông tin về vụ thử máy bay trên. Theo chuyên gia này, "quân đội Trung Quốc thường xuyên có chương trình hoạt động thường nhật của họ mà không cần đến sự chấp thuận của lãnh đạo chính trị".

Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc hoạt động một cách độc lập. Năm 2007, các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã không thể nào trả lời các câu hỏi của phía Mỹ về vụ quân đội Trung Quốc bắn thử loại tên lửa phá hủy vệ tinh.

Mạng phân tích thông tin chiến lược "Stratfor" cũng cho rằng vụ thử J-20 là một ví dụ nữa cho những rạn nứt giữa các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự của Trung Quốc. Từ lâu, ở Trung Quốc đã có tin đồn rằng các quan chức quân đội cấp cao ngày càng quyết đoán về chính trị, và các lãnh đạo dân sự cấp cao không được đánh giá cao vì không có kinh nghiệm quân sự.

Trong khi đó, hãng Reuters nói rằng, trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Bộ trưởng Quốc phòngMỹ Robert Gates đã trực tiếp đặt vấn đề về cuộc thử nghiệm J20 củaTrung Quốc. Ông Hồ Cẩm Đào khẳng định cuộc thử nghiệm này đã được lên kếhoạch từ trước.

Trung Quốc vẫn coi Mỹ mối hiểm nguy lớn nhất

Bất chấp chuyến thăm của Bộ trưởng Gates nhằm cải thiện quan hệ song phương, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã bày tỏ sự lo ngại về những loại vũ khí mà Bắc Kinh mới công bố như tên lửa hành trình chống hạm hay máy bay J20.



Tên lửa Đông Phong

Đô đốc Mike Mullen nói: "Trung Quốc đang đầu tư vào khả năng công nghệ rất cao, và câu hỏi đặt ra là chúng ta phải cố gắng hiểu chính xác lý do tại sao. Chính sự mập mờ đó là điều mà tôi muốn chúng ta phải tìm hiểu rõ".

Đô đốc Mike Mullen đặc biệt lo ngại tại sao Trung Quốc lại thúc đẩy phát triển các loại vũ khí công nghệ cao, cho dù đó là tên lửa chống vệ tinh hay tên lửa đối hạm. Đô đốc Mike Mullen nói: "Rất nhiều trong số những vũ khí này dường như nhằm riêng vào Mỹ, chính vì vậy mà tại sao mối quan hệ quân sự này lại quan trọng như vậy".

Trung Quốc: Phát triển vũ khí để phòng thủ đất nước


Đáp lại những lo ngại từ phía Mỹ về các chương trình vũ khí mới của Trung Quốc, trong đó có việc thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình J20, Bắc Kinh khẳng định việc tăng cường sức mạnh của họ là hoàn toàn chính đáng.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Bắc Kinh ngay sau khi thử nghiệm thành công J20, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Với sự phát triển công nghệ mạnh mẽ và yêu cầu quốc phòng đặt ra, việc nâng cấp các loại vũ khí là hoạt động hết sức bình thường đối với mỗi quốc gia. Việc phát triển vũ khí của Trung Quốc hoàn toàn nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền”.

Ông Hồng Lỗi cũng nhấn mạnh việc tăng cường sức mạnh quân sự của cả Mỹ và Trung Quốc phải dựa trên và bảo đảm nền tảng ổn định chính trị. Điều đó có nghĩa là hai nước phải tôn trọng an ninh, chủ quyền và các lợi ích phát triển của nhau. Phía Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng sẽ cùng với Mỹ có những biện pháp hiệu quả nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển lành mạnh.

Trà My - Bảo Minh (Tổng hợp)

Monday, August 16, 2010

Trung Cộng muốn "Song Phương" Biển Đông. Mỹ Muốn Đa Phương

Song Phương chỉ xãy ra giữa VC cánh Trung Cộng và Trung Cộng.
Thế giới đang muốn đa diện hóa biển đông. Bất lợi cho Trung Cộng, Lợi cho dân tộc Việt nam và thế giới.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100816_scs_china_view.shtml

'Song phương là cách hiệu quả nhất'

Cuộc tranh cãi về chủ quyền tại Biển Đông dường như đang nóng lên sau khi Hoa Kỳ ngỏ ý quan tâm tới việc giữ ổn định tại đây.

Ngay sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố giải quyết các xung đột một cách hòa bình là "quyền lợi quốc gia" và "ưu tiên ngoại giao" của Mỹ, Trung Quốc tổ chức tập trận tại Biển Đông.

Vậy quan điểm chính thống của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp Biển Đông là như thế nào?

Đài BBC hỏi chuyện bà Lý Kiến Vĩ, phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Biển thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông của chính phủ Trung Quốc đặt trên đảo Hải Nam:

Bà Lý Kiến Vĩ: Theo cách hiểu của tôi thì lập trường của Trung Quốc luôn là giải quyết tranh chấp một cách hòa bình giữa các quốc gia liên quan, dựa trên luật pháp quốc tế, trong có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Đàm phán về biên giới giữa hai quốc gia thì luôn luôn phải là đàm phán song phương và kinh nghiệm của chúng tôi cũng cho thấy rằng đàm phán song phương thì hiệu quả hơn cả.

Tất nhiên nếu như trong tranh chấp có bên thứ ba liên quan, thì chắc là bên thứ ba này sẽ muốn tham gia đàm phán. Thế nhưng đàm phán song phương phải là nguyên tắc chủ đạo để đạt kết quả. Và tôi xin lặp lại rằng Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình năm 1985 từng nói rằng "hòa bình và phát triển là hai chủ đề chính của thế giới ngày nay".

BBC: Thưa bà, gần đây Hoa Kỳ có bày tỏ quan tâm tham gia giải quyết bất đồng và nói ổn định tình hình ở Biển Đông là quan tâm quốc gia của Mỹ. Bà nghĩ thế nào về việc này?

Bà Lý Kiến Vĩ:Tôi cho rằng, các nước tham gia tranh chấp có thể cân nhắc việc cho phép Hoa Kỳ hợp tác một cách nào đó tương tự như hợp tác ở Vịnh Eden, tức là đơn thuần về mặt lưu thông hàng hải. Và các nước khác có quan tâm về hàng hải cũng có thể đề đạt nguyện vọng với các nước trong khu vực.

Thế nhưng khi nói tới chủ quyền, thì đó hoàn toàn là vấn đề của các nước trong khu vực, những nước có quyền lợi chồng lấn nhau và các nước này sẽ phải giải quyết với nhau, không được có sự can thiệp của bên ngoài.

Tôi rất quan ngại về cách thức mà báo chí phản ánh chủ đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông vì nhiều khi báo chí không tường thuật đúng quan điểm của chính phủ các nước. Theo tôi các báo phương Tây đã quá ầm ĩ về sự tham gia của nước thứ ba (ám chỉ tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại hội nghị Arf ở Hà Nội) và điều này chỉ làm phức tạp thêm tình hình.

Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng việc một nước thứ ba lợi dụng sự kiện quốc tế nào đó để đưa ra ý tưởng của mình một cách rầm rộ, thu hút chú ý của báo giới, cũng không phải là cách làm tốt.

BBC: Bà ngoại trưởng Mỹ đã đề cập tới chủ đề khu vực vì có sự quan tâm của các nước trong khu vực, cũng như Hoa Kỳ. Theo bà điều ấy không nên làm hay sao?

Bà Lý Kiến Vĩ: Tôi nghĩ việc đàm phán, thảo luận tốt nhất là thực hiện song phương trực tiếp giữa các nước với nhau, chứ không nên mang ra diễn đàn chung như vậy.

Các nước, chứ không chỉ Trung Quốc, đều có cách hiểu khác nhau về chủ đề này, dựa trên cơ sở lịch sử, kinh nghiệm thực tiễn của mình và một diễn đàn chung chỉ làm cho cuộc nói chuyện thêm rối rắm.

BBC: Đã một thời gian, không thấy Trung Quốc đưa ra lập luận hay tuyên bố gì mới về đường chín đoạn (đường lưỡi bò khoanh định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông). Quan điểm về đường chín đoạn này hiện ra sao, thưa bà?

Bà Lý Kiến Vĩ: Đường chín đoạn là do lịch s̉ử để lại, nó đã có từ rất lâu rồi chứ không phải bây giờ mới xuất hiện. Để đề cập tới chủ đề này, chúng ta phải hiểu nguồn gốc lịch sử của nó, cũng như Trung Quốc phải hiểu quan ngại của các nước ở trong khu vực, vì nó ảnh hưởng tới đời sống của mọi người dân, thí dụ như ngư dân các nước vẫn đang đánh bắt bên trong đường chín đoạn chẳng hạn.

Tất cả những yếu tố đó phải được cân nhắc một cách thận trọng, kỹ càng và để đưa ra một giải thích đầy đủ về đường chín đoạn, cần có thời gian.

Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng không nên và không thể gây ấn tượng là nước lớn có quyền ăn hiếp nước nhỏ. Vậy cho nên lại thêm một lý do nữa để cân nhắc kỹ từng bước trước khi có một cách giải quyết dứt khoát bất cứ chủ đề gì.

Chủ quyền ở Biển Đông là vấn đề phức tạp và lâu dài. Nhưng thà rằng mất thời gian để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, từng bước, thì còn hơn là đưa ra quyết định nhanh chóng để rồi sau hối tiếc.

Các nước quan tâm trong khu vực cần ngồi lại để thảo luận với nhau, nhằm giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

BBC: Bà nói nhiều tới giải pháp hòa bình, nhưng có lẽ là khó có thể thuyết phục các nước láng giềng về điều này nếu như mới đây Trung Quốc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ngay tại Biển Đông?

Bà Lý Kiến Vĩ: Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất tập trận ở trong khu vực này. Có quốc gia không nằm trong khu vực này mà còn tới đây tập trận cơ mà? Họ làm vậy là có ý gì?

Nếu muốn nói về việc tập trận của Trung Quốc thì theo tôi cần phải tính tới những yếu tố như vậy nữa.

Tôi cũng cho rằng không nên nhìn nhận các hoạt động đang diễn ra dưới lăng kính nước này đối trọng với nước kia, không đúng bản chât vấn đề.

Ông Nguyễn Đan Quế kêu gọi Việt Nam thiết lập dân chủ cùng Mỹ chống họa xâm lăng TQ

Ông Nguyễn Đan Quế kêu gọi Việt Nam thiết lập dân chủ cùng Mỹ chống họa xâm lăng TQ 

Một nền chính trị cởi mở sẽ giúp cho Việt Nam dễ dàng hợp sức với Hoa Kỳ đối phó với Trung Quốc xâm lược. Trên đây là nội dung bài nhận định của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, sáng lập viên Cao Trào Nhân Bản tại Sai Gòn và sử gia Al Santoli, chủ tịch Hiệp Hội Sáng Kiến Mỹ -Á tại Hoa Kỳ đăng trên nhật báo Wall Street Jounal.

Trong phần mở đầu, tác giả bài viết trình bày thái độ của Trung Quốc trong thời gian gầy đây, gia tăng tập trận quân sự làm các thủ đô Đông Nam Á lo ngại. Mục tiêu của các động thái diệu võ dương oai này là muốn chiếm toàn bộ biển Đông, nơi con đường huyết mạch của hàng hải thế giới đi qua và cũng là nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Hai tác giả Việt và Mỹ phân tích rằng lịch sử đã nhiều lần chứng minh, nhờ vào tinh thần quốc gia dân tộc mà Việt Nam chiến thắng xâm lăng phương Bắc. Ngày nay, trước âm mưu bá quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc, Việt Nam cần một sức mạnh vạn năng : Phải huy động tinh thần dân tộc bên trong và cần có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ bên ngoài.

Nhưng muốn huy động được sức mạnh dân tộc thì chính quyền phải đứng về phía nhân dân, tức là phải dân chủ hóa chế độ. Với một thể chế dân chủ, Việt Nam sẽ gần gũi với Hoa Kỳ hơn là « rập khuôn » với Trung Quốc. Được như vậy chính quyền mới có thể động viên được nhân dân như thời Lý-Trần chống xâm lăng và dễ dàng hợp tác với Hoa Kỳ bảo vệ bờ cõi và nền độc lập của mình.

Vì tư gia bác sĩ Nguyễn Đan Quế ở Saigon bị theo dõi chặt chẽ, RFI mời quý thính giả theo dõi phần trình bày của Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, đại diện Cao Trào Nhân Bản quốc tế ở Hoa Kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân - Hoa Kỳ