Pages

Blog Archive

Sunday, February 14, 2010

Thêm một Châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An (áo đen) bàn giao Châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa. Ảnh: NB
Lần thứ hai trong vòng 6 tháng, nhà nghiên cứu Phan Thuận An hiến tặng tờ Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Việt Nam.

Chiều nay (25/12), tại nhà số 31 Nguyễn Chí Thanh, TP Huế (phủ của Công chúa Ngọc Sơn - con gái thứ 2 vua Đồng Khánh, cô ruột vua Bảo Đại), UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận tờ Châu bản.

Tờ Châu bản đề ngày 15/12 (năm Bảo Đại thứ 13), gồm 2 bản: một tiếng Việt, một tiếng Pháp, được đánh máy trên một mặt tờ giấy cỡ 21,5 x 31cm. Loại giấy này chuyên dùng ở Ngự tiền Văn phòng dưới thời vua Bảo Đại.

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, nội dung của hai văn bản có thể diễn đạt như sau: Vào ngày 2/2/1939, Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời trong ngày hôm ấy.

Trước đó, ông Louis Fontan giữ chức chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh đóng tại đảo Hoàng Sa.

Thời gian ở Hoàng Sa, ông Louis Fontan bị bệnh sốt rét và chết tại nhà thương lớn ở Huế. Sau khi nhận được văn thư này, Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh giao cho quan chức dưới quyền sao y nguyên văn một bản để đính kèm vào tờ phiến đệ trình lên nhà vua.

Ngày 4/2/1939, tờ phiến và bản sao văn thư ấy được Ngự tiền Văn phòng dâng lên vua Bảo Đại. Vua xem xong rồi ngự phê hai chữ “Chuẩn y” và ký tắt hai chữ “BĐ” (Bảo Đại).

Việc đề nghị ban thưởng “Tứ hạng Long tinh” cho viên chức người Pháp Louis Fontan bày tỏ sự coi trọng công lao của những người thuộc chính quyền Bảo hộ có công phòng thủ quần đảo Hoàng Sa của triều Nguyễn.

Cuối tháng 6 vừa qua, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã bàn giao cho Bộ Ngoại giao tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại phê duyệt thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung kỳ, vì họ đã có công trong việc dẹp loạn “man di” ở miền núi và có công trong “việc lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa”.

Dưới triều Nguyễn, Châu bản là loại văn bản hành chính do bộ phận văn phòng làm việc bên cạnh nhà vua soạn thảo, dâng lên vua phê chuẩn.

  • Nguyên Bình

VC Cho Trung Quốc thuê rừng biên giới

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2010-02-12
Thông tin về việc hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đã cùng với nhiều tỉnh khác âm thầm cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 305 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha, ở các tỉnh miền biên giới.

Bản đồ vùng biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh và Trung Quốc

Mặc Lâm theo dõi câu chuyện qua bài phỏng vấn Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người cùng với Trung Tướng Đồng Sĩ Nguyên vừa gửi kiến nghị lên Ban Bí Thư yêu cầu làm rõ việc này.
Hơn 300 nghìn ha rừng đầu nguồn
Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng, cám ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa ông, mới đây có thông tin cho biết mười tỉnh dọc biên giới và có tỉnh ở đầu nguồn đã âm thầm cho Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê rừng trong thời hạn 50 năm. Thiếu tướng cùng với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã gửi thư kiến nghị lên thủ tướng chính phủ, xin ông cho biết thêm một ít chi tiết về việc này.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cái này là do các tỉnh họ làm. Tất nhiên trách nhiệm thuộc về Thủ tướng vì thủ tướng không quản lý được nên các tỉnh cứ bán đi.
Cái này là do các tỉnh họ làm. Tất nhiên trách nhiệm thuộc về Thủ tướng vì thủ tướng không quản lý được nên các tỉnh cứ bán đi.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Mặc Lâm: Vâng thưa Thiếu tướng, theo văn bản mà chúng tôi được biết thì số lượng rừng đầu nguồn cho các nước thuê lên tới 264 ngàn héc ta rừng đầu nguồn. Động thái này quá nguy hiểm và ai cũng thấy rằng khi cho thuê rừng đầu nguồn như vậy thì hạ nguồn sẽ gặp khó khăn nhất là vấn đề chặt cây, phá rừng ô nhiễm môi trường và an ninh quốc phòng. Thông tin mà Thiều tương nhận được thì độ khả tín có cao hay không thưa ông?
Sông Kỳ Cùng chảy qua bản Phạc Giàng, Tỉnh Lạng Sơn
Sông Kỳ Cùng chảy qua bản Phạc Giàng, Tỉnh Lạng Sơn
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Anh hỏi là nó có chính xác hay không ? Cái này là lá thơ đầu tiên của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên phát hiện tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An bán thôi, thì báo cáo lên Bộ Chính Trị thì bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới cử đoàn liên ngành đi kiểm tra các tỉnh thì sau khi về kết luận là như thế. Đây là kết luận của bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chứ không phải tự ai nghĩ ra đâu. Chúng tôi cũng căn cứ vào cái báo cáo này của ông Bộ trưởng
Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng nếu độ chính xác 100% như vậy thì thiếu tướng đã hội ý với trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và vấn đề này liên quan đến quốc phòng rất là rõ.
Cái này là lá thơ đầu tiên của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên phát hiện tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An bán thôi, thì báo cáo lên Bộ Chính Trị thì bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới cử đoàn liên ngành đi kiểm tra các tỉnh thì sau khi về kết luận là như thế. Đây là kết luận của bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chứ không phải tự ai nghĩ ra đâu.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cả quốc phòng cả tai nạn cho nhân dân ở miền hạ du. Cả cạn nước các nguồn thuỷ lợi. Tôi đã nói đầy đủ trong cái thơ của tôi gửi cho trung ương.
Mặc Lâm: Thiếu tướng đã gửi cho trung ương vậy ông đã nhận được phản hồi hay chưa?
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Chưa có..chúng tôi gửi, đồng chí Nguyên cũng gửi cho trung ương, tôi cũng gửi cho trung ương phân tích lợi hại. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên cũng như tôi đề nghị dừng ngay lập tức hay là huỷ những hợp đồng ấy đi. Còn nhà cầm quyền người ta giải quyết như thế nào thì tôi chưa biết
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, sau khi cái thư gửi đi nếu không nhận được bất cứ một phản hồi nào từ trung ương như xưa nay thường gặp thì bước kế tiếp sẽ là gì?
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Thì những việc chúng tôi đã làm thì làm được cả rồi. Gửi cho Bộ Chính Trị, mang lên mạng như ông thấy đó. Chúng tôi chỉ biết làm đến thế thôi chứ làm hơn nữa thì không biết thế nào hơn nữa!
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Tuesday, February 9, 2010

Mỹ mở cuộc tập trận lớn nhất châu Á ở Thái Lan

RFA 02.01.2010
Sáng nay, cuộc tập trận hàng năm do Hoa Kỳ khởi xướng đã bắt đầu tại tỉnh Rayong của Thái Lan, với sự tham dự của quân đội Thái, Nhật Bản, Nam Hàn, Sigapore và Indonesia và 20 nước khác gửi quan sát viên.
Lên tiếng với báo chí, Đại Sứ Hoa Kỳ Eric John nói rằng cuộc thao diễn mang tên Hoàng Xà nhằm mục đích xác định quyết tâm xây dựng hòa bình và ổn định cho Châu Á. Mục tiêu của cuộc tập trận năm nay là đánh giá hợp tác của quân đội các quốc gia tham dự trong các chương trình hỗ trợ nhân đạo và cứu cấp thiên tai.
Tổng cộng có hơn 14,000 binh sĩ tham gia, trong đó hơn một nửa là binh sĩ Mỹ. Cuộc tập trận sẽ kéo dài 10 ngày.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thursday, February 4, 2010

Lãnh đạo số hai phe đối lập Miến Điện có thể được thả vào tuần tới

Đức Tâm,RFI

Bài đăng ngày 04/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 04/02/2010 16:37 TU


Hôm nay, 04/01/2010, ông Nyan Win, phát ngôn viên Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ cho AFP biết, trên nguyên tắc, ông Tin Oo, lãnh đạo số hai của Liên Đoàn, sẽ được trả tự do vào ngày 13/02. Bởi vì lệnh bắt giam ông Tin Oo sẽ hết hiệu lực vào tuần tới.

Ông Tin Oo, 83 tuổi, là một vị tướng về hưu, được chỉ định làm phó chủ tịch Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ. Ông đã bị bắt vào tháng 5 năm 2003 cùng với bà Aung San Suu Kyi, khi đoàn xe của phe đối lập bị các lực lượng dân quân thân chính quyền tấn công, ở phía bắc Miến Điện.
Sau nhiều tháng bị giam giữ trong tù, ông đã bị quản thúc tại gia mà không có xét xử, chiểu theo một đạo luật trấn áp những hoạt động lật đổ chế độ.
Đại diện phe đối lập còn cho biết là sức khỏe ông Tin Oo vẫn tốt cho dù ông vừa trải qua một cuộc phẫu thuật mắt.
Cũng trong tháng 2 này, Tòa án Tối cao Miến Điện sẽ ra phán quyết về đơn kháng án của bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo số một Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ. Tháng 8 năm ngoái, bà đã bị kết án tù giam, sau chuyển thành 18 tháng quản thúc tại gia. Tuy nhiên, vừa qua, theo một số nguồn tin, thì một bộ trưởng Miến Điện nói rằng bà Aung San Suu Kyi có thể được trả tự do vào tháng 11 tới.

Google thảo luận với Cơ quan Anh ninh Quốc gia Mỹ để chống lại các vụ tấn công tin tặc

Anh Vũ,RFI

Bài đăng ngày 04/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 04/02/2010 16:48 TU

Người sử dụng internet tại Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ Google (Reuters)
Nhật báo Washington Post hôm nay đưa tin Google đang hoàn tất một thỏa thuận nhờ sự giúp đỡ của Cơ quan Anh ninh Quốc gia Mỹ NSA điều tra về những vụ tấn công trên mạng mới đây được cho là xuất phát từ Trung Quốc.
Washington Post cho biết thêm là cuộc điều tra này nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn cho nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng Google cũng như các khách hàng của họ. Cơ quan An ninh Quốc gia có bộ phận giám sát trong lĩnh vực điện tử được cho là hiệu quả nhất thế giới.
Thỏa thuận giữa Google và NSA sẽ cho phép hai bên trao đổi các thông tin nhạy cảm, tuy nhiên không làm ảnh hưởng tới cam kết của Google đối với người sử dụng dịch vụ .
Có mặt trên thị trường Trung Quốc từ năm 2005, hôm 12 tháng giêng vừa qua công ty Google đã cho biết họ là mục tiêu của hàng loạt vụ tấn công tin tặc diễn ra từ giữa tháng 12 năm trước, đồng thời đe dọa sẽ rút khỏi Trung Quốc.

Tuesday, February 2, 2010

Những Tổ Chức Nào Thực Hiện Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình?

Thủ đoạn của người Mỹ ngày càng tinh vi hơn với cái gọi là "Con dao mềm" hay còn gọi là thủ đoạn "Rót nước trà vào chân tường", thông qua các biện pháp như chi viện kinh tế, tài trợ cho những phe phái đối lập tại các quốc gia để tiến hành chính biến.



Về chuyện lật đổ chính quyền của các quốc gia khác, người Mỹ luôn thể hiện tính chuyên nghiệp. Người ta nhắc nhiều đến vai trò của CIA trong các cuộc chính biến quân sự tại các nước ngoài. Tuy nhiên, vai trò đó chủ yếu được sử dụng trong thời gian Chiến tranh lạnh, còn giờ đây, thủ đoạn của người Mỹ ngày càng tinh vi hơn với cái gọi là "Con dao mềm" hay còn gọi là thủ đoạn"Rót nước trà vào chân tường", thông qua các biện pháp như chi viện kinh tế, tài trợ cho những phe phái đối lập tại các quốc gia để tiến hành chính biến.



Việc lên kế hoạch cho các thủ đoạn này được thực hiện bởi một nhóm cố vấn đặc biệt của chính phủ, thực chất đây là những cơ quan dân sự được Chính phủ Mỹ tài trợ trực tiếp. Từ Đông Âu, Mỹ Latinh và gần đây nhất là Myanmar, đằng sau tất cả những cơn bão chính trị mang tên “cách mạng màu sắc” này đều có hình ảnh của một cơ quan được mệnh danh là “CIA thứ 2” của Mỹ.



Vậy rốt cuộc cơ quan này hoạt động như thế nào? Để đạt được những mục đích chính trị đen tối của họ. Mới đây, tờ Global Times của Mỹ đã tiết lộ diện mạo thật của những “cơ quan cố vấn” này.



Qũy quyên góp bảo vệ dân chủ



Trong những vụ lên kế hoạch và trực tiếp tham gia vào “các cuộc cách mạng màu sắc” thời gian qua, Chính phủ Mỹ đã thông qua hàng loạt tổ chức phi chính phủ được thành lập từ các nhóm cố vấn, chuyên gia và quỹ tiền tệ. Hầu hết những nhóm cố vấn này được Chính phủ Mỹ tài trợ trực tiếp, mặc dù trên danh nghĩa những cơ quan này được gọi là cơ quan cố vấn, thế nhưng thực chất, họ chính là những công cụ bí mật của Chính phủ Mỹ để thực hiện những sứ mệnh lật đổ chính quyền tại các nước đối địch.



Hiện nay, rất khó có thể thống kê chính xác được con số những cơ quan, tổ chức như vậy trên đất Mỹ, không chỉ hoạt động độc lập, mà mối quan hệ giữa những cơ quan này cũng khá phức tạp. Trong số đó, nổi lên một số tên tuổi như Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc, Viện Nghiên cứu xã hội mở cửa và Quỹ Soros(Open Society Institute and Soros Foundations Network) do nhà tài phiệt George Soros lập lên và Phòng Nghiên cứu Gia đình tự do và Einstein.



Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc (hay còn gọi là Quỹ Dân chủ quốc gia Mỹ) được Quốc hội Mỹ lập nên, toàn bộ nguồn vốn hoạt động của quỹ này đều được lấy từ ngân sách quốc gia Mỹ. Về hình thức, thì tổ chức này hoạt động dưới danh nghĩa tư nhân, nhưng trên thực tế lại là một cơ quan chính phủ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp hành động với Quốc hội và CIA, do đó tổ chức này còn được gọi với một tên khác, đó là Cục Tình báo trung ương số 2.



Trong hệ thống của Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc có 4 cơ quan liên quan, gồm: Phòng Nghiên cứu cộng hòa quốc tế của đảng Cộng hòa, Phòng Nghiên cứu dân chủ toàn quốc của đảng Dân chủ, Trung tâm Doanh nghiệp tư nhân quốc tế của Hội Doanh nghiệp Mỹ và Trung tâm Lao động quốc tế và Đoàn kết quốc tế của Liên đoàn Lao động và tư sản Mỹ. Ngoài ra, còn có rất nhiều cái gọi là tổ chức phi chính phủ được quỹ này tài trợ, như Tạp chí dân chủ, Phong trào dân chủ thế giới, Diễn đàn nghiên cứu dân chủ quốc tế, Chương trình Quỹ giải thưởng Reagan - Fasel và Trung tâm Viện trợ báo chí quốc tế...



Năm 1982, Tổng thống đương nhiệm của Mỹ lúc đó là Reagan đề xướng việc thành lập một cơ quan chuyên môn, nhằm thực hiện sứ mệnh “thúc đẩy nền dân chủ” trên phạm vi toàn thế giới. Năm sau, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Luật Ủy quyền Quốc hội”, và chi khoảng 31,3 triệu USD để lập lên Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc và quyết định đặt trụ sở của tổ chức này tại thủ đô Washington. Nhiệm vụ của Quỹ Quyên góp chủ yếu là thực hiện những phi vụ mà Cơ quan Tình báo trung ương không được phép thực hiện do đi ngược lại với điều luật của Quốc hội, ví dụ như ủng hộ cho chính đảng của các nước khác.



Hàng năm, quỹ này đều nhận được tiền hoạt động từ ngân sách quốc gia Mỹ. Trong năm tài khóa 2004, số kinh phí của tổ chức này là 80,1 triệu USD, trong đó, 79,25 triệu USD được lấy từ nguồn ngân sách chính phủ, chỉ có một phần nhỏ trong số tiền khổng lồ đó thu được từ hoạt động quyên góp. Trong khi đó, 3 quỹ thường xuyên quyên góp tiền cho Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc thực chất cũng chính là những công ty kinh doanh của chính phủ hoạt động dưới danh nghĩa tư nhân. Do đó, xét từ nguồn kinh phí của tổ chức này, thì đây là một cơ quan của chính phủ 100%.



Về tính chất, thì quỹ này là một tổ chức siêu đảng phái, một nửa số kinh phí có được từ Quốc hội Mỹ được cung cấp cho 4 cơ quan liên quan; phần còn lại được dùng để tài trợ cho các tổ chức khác hoạt động cùng mục đích. Quỹ này được điều hành bởi Kahl Goeshman. Người này từng là cố vấn cao cấp của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và thư ký của đảng Dân chủ xã hội Mỹ. Trong số những Chủ tịch Hội đồng quản trị đương nhiệm và tiền nhiệm của Quỹ này có Lee Hamilton, đồng Chủ tịch Ủy ban điều tra độc lập về sự kiện 11/9, Bill Frist, cựu lãnh đạo đảng chiếm đa số tại Thượng viện và Michael Fushan, một nhà lý luận nổi tiếng của phe bảo thủ...



Mạng lưới của Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc có mặt trên toàn thế giới, hình thức hoạt động của nó cũng chẳng khác gì so với CIA, đối tượng nhắm đến của bọn họ là những tổ chức chính trị cánh hữu trên toàn thế giới. Một trong những người sáng lập ra quỹ này là Allen Weinstein từng nói: “Những việc mà chúng ta làm ngày hôm nay, đều là những việc mà CIA đã từng làm cách đây 25 năm”.



Một trong những vụ tham gia vào việc lật đổ chính quyền bên ngoài lãnh thổ Mỹ nổi tiếng nhất của Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc là tại Venezuela sau khi ông Chavez thành lập chính phủ cánh tả.



Hoạt động chủ yếu của Quỹ này tại Venezuela là thông qua các thủ đoạn như cung cấp vốn, vị trí hoạt động và mời đến thăm Mỹ để ủng hộ các phe phái đối lập tích cực hoạt động lật đổ chính quyền của Tổng thống Chavez và liên minh chính đảng của ông, như cung cấp tiền vốn cho các chính đảng đối lập, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cơ quan báo chí, cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, tổ chức công đoàn và khối doanh nghiệp; đào tạo nhân viên, đề xuất ý tưởng... nhằm thực hiện kế hoạch “can thiệp ngầm” đối với chính quyền Tổng thống Chavez.



Theo tiết lộ của báo chí Mỹ, thì Quỹ này đã cung cấp số tiền lên đến 1,13 triệu USD cho Trung tâm Truyền bá tri thức kinh tế tự do và Điều hòa dân chủ, 2 tổ chức đối lập tại Venezuela, đồng thời trực tiếp tài trợ cho kế hoạch “Xây dựng cộng đồng chung Venezuela” của trung tâm này. Sau khi nhận được tiền tài trợ từ phía Mỹ, hai tổ chức này đã soạn thảo ra cái gọi là “Kế hoạch quốc gia chung”, tức “Kế hoạch quá độ”, mục tiêu của kế hoạch này là lật đổ chính phủ của ông Chavez, thành lập chính quyền đối lập.



Một tổ chức đối lập khác của Venezuela là “Welcome join!” cũng đã nhận được khoản tiền tài trợ là 50.000 USD, số tiền này được dùng để tập hợp chữ ký của những người phản đối ông Chavez, nhằm thực hiện âm mưu bãi bỏ chức vụ của Tổng thống đương nhiệm thông qua hình thức bỏ phiếu biểu quyết trên toàn quốc, nhưng âm mưu này đã thất bại hoàn toàn.



Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2006, Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc cũng đã tìm mọi cách để ngăn cản ông Chavez tái đắc cử, nhưng một lần nữa họ lại phải nhận thất bại.



Phòng nghiên cứu xã hội mở



Khác với Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc được lập nên bởi Chính phủ Mỹ, Phòng Nghiên cứu xã hội mở được thành lập lên bởi nhà tài phiệt quốc tế Geogre Soros. Có trụ sở tại New York, Quỹ Soros dưới sự điều hành của Geogre Soros thực chất là một cơ quan có những mối quan hệ đặc biệt và khá phức tạp với Chính phủ Mỹ. Ngoài ra, Soros còn cho thành lập lên hai chương trình mang tên “Sáng kiến về xã hội mở tại Tây Phi” và “Sáng kiến xã hội mở tại Nam Phi”.



Mặc dù không có quan hệ chính thức với Chính phủ Mỹ, thế nhưng mục tiêu “thúc đẩy dân chủ”, lật đổ chính quyền các quốc gia đối lập... của Phòng Nghiên cứu xã hội mở, tức Quỹ Soros lại khá giống với mục tiêu của Chính phủ Mỹ hiện nay, do đó, giữa tổ chức này và Chính phủ Mỹ thường xuyên có những cuộc “đi đêm” đầy bí ẩn?



Hiện nay, Quỹ Soros đều có các chi nhánh tại châu Âu, châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi, thế nhưng tên của những chi nhánh này lại khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh của nước sở tại mà họ đứng chân. Hoạt động của quỹ này đã vươn tới trên 60 quốc gia và khu vực trên thế giới. Hình thức hoạt động của những chi nhánh này đều được chi phối, chỉ đạo bởi Phòng Nghiên cứu xã hội mở, sau khi kế hoạch được đề ra, các chi nhánh của quỹ này tại nước sở tại có toàn quyền thực hiện kế hoạch, chi phí hàng năm của hai tổ chức này lên đến 900 triệu USD.



Phòng Nghiên cứu xã hội mở và Quỹ Soros tuyên bố rằng, tôn chỉ hoạt động của họ là “ra sức thúc đẩy việc xây dựng kết cấu cơ sở và hạ tầng cơ sở của một xã hội mở”. Thế nhưng, các nhà phân tích cho rằng, “xã hội mở” thực chất chỉ là một chiêu bài, viện trợ và cứu nghèo chẳng qua cũng chỉ như tấm “vải xô” nhằm che đậy ý đồ muốn khơi dậy “làn sóng dân chủ kiểu Mỹ” tại những quốc gia mà theo họ là “không đủ dân chủ” và “có thể cướp đi giá trị đích thực của xã hội Mỹ bất cứ lúc nào”.



Năm 1990, Quỹ của Soros đã cho thành lập một quỹ mang tên Quỹ Phục hưng quốc tế tại Ukraina, hoạt động thực chất của Quỹ này là “tuyên truyền dân chủ kiểu phương Tây”. Đến năm 2004, Quỹ này đã đầu tư số tiền khoảng 82 triệu USD cho Quỹ Phục hưng quốc tế. Ngoài việc cho thành lập trụ sở của Quỹ ngay tại thủ đô Kiev, Soros còn cho thành lập lên 24 các chi nhánh tại 24 khu vực khác trên lãnh thổ Ukraina



Năm 1992, Quỹ của Soros đã có mặt tại Moldova với mục đích duy nhất là “thúc đẩy các quan niệm giá trị của phương Tây”; năm 1993, quỹ này bắt đầu để ý đến Kyrgyzstan, một nơi được mệnh danh là “Hòn đảo dân chủ tại Trung Á”, mục tiêu trọng điểm của họ tại đất nước này là tài trợ cho các hoạt động báo chí độc lập, và nhanh chóng tạo được ảnh hưởng trên các lĩnh vực như y tế, văn hóa và giáo dục; từ năm 1994 đến năm 1997, quỹ này nhanh chóng vươn tới các quốc gia như Gruzia, Kazakhtan, Uzebekistan, Azakbaizan và Armenia. Trong số những quốc gia này, thì khu vực Kavkaz được coi là địa bàn chiến lược của tổ chức này.



Tại Nga, ngoài tổ chức tư nhân của Soros còn có gần 10 cái gọi là cơ quan nghiên cứu. Mục đích hoạt động của Phòng Nghiên cứu xã hội mở và Quỹ Soros tại các quốc gia SNG là tuyên truyền cái gọi là nền dân chủ và quan niệm giá trị tự do kiểu Mỹ, nhằm phục vụ cho âm mưu thành lập lên hệ thống chính quyền thân Mỹ.



Cuối năm 2004, tại Ukraina nổ ra cuộc “Cách mạng màu sắc”. Theo tiết lộ của một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ thì trong cuộc cách mạng này, Phòng nghiên cứu xã hội mở và Quỹ Soros có một vai trò hết sức quan trọng, bởi sau đó, người trở thành Tổng thống của nước này, ông Yushenko chính là một thành viên trong Hội đồng quản trị của phòng nghiên cứu này.



Năm 2005, tại Kyrgyzstan cũng nổ ra cuộc "cách mạng màu sắc". Trên thực tế, kẻ đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng này chính là Phòng Nghiên cứu xã hội mở tại Kyrgyzstan đã sớm thúc đẩy cá gọi là “dân chủ” theo kiểu phương Tây





Anh Tiến (Tổng hợp)

ANTG, click đọc bài Những tổ chức nào thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình?

Trích NDVN, ngày 6/3/08

ĐDTB, ngày 18/3/08

Trung Quốc, Ấn Độ - Cuộc chơi của thỏ và rùa?


Cập nhật lúc 10:10, Thứ Hai, 01/02/2010 (GMT+7)

Khi các nhà kinh tế học và giới doanh nhân so sánh giữa hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc gần như luôn luôn dẫn trước.

Về phương diện lịch sử, kinh tế Trung Quốc thường đi nhanh hơn Ấn Độ. Chính phủ đại lục thường nhanh chóng hành động, áp dụng các chính sách mới, trong khi hệ thống chính trị của Ấn Độ lại dường như đi chậm hơn thời thế. Những sân bay mới hoành tráng, hệ thống đường cao tốc của Bắc Kinh là mẫu hình cho phát triển hiện đại, ngược hẳn với cơ sở hạ tầng xuống cấp của New Delhi và Mumbai.

Và khi kinh tế toàn cầu nổi lên từ sau Đại Suy thoái, Ấn Độ một lần nữa dường như lại chơi ở "sân sau". Các học giả Hindu khắp thế giới đã đề cao khả năng lãnh đạo của Trung Quốc với những chính sách linh hoạt trong suốt cuộc khủng hoảng, những chính sách đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc "khởi động" lại tăng trưởng và giúp đưa toàn bộ khu vực châu Á ra khỏi suy thoái.

Nhưng giờ đây, dù sao Ấn Độ cuối cùng có thể đã "tăng bậc" để trở thành đối thủ được nhắc tới nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh vị thế với Trung Quốc. Dù Ấn Độ vẫn không thể hoàn toàn đứng hạng top trong tăng trưởng kinh tế - Ngân hàng Thế giới dự báo tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ (GDP) sẽ tăng 6,4% trong năm 2009, cách xa với mức 8,7% mà Trung Quốc thông báo hồi giữa tháng 1 - nhưng kinh tế Ấn Độ phục hồi sau suy thoái lại tốt hơn so với Trung Quốc. Ấn Độ dường như không phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn giống Trung Quốc, điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách tại New Delhi có thể có một sứ mệnh dễ dàng hơn nhiều trong việc duy trì động lực kinh tế so với những người đồng cấp Trung Quốc. "Điều tôi thấy là tăng trưởng ở Ấn Độ ổn định hơn nhiều" so với tăng trưởng của Trung Quốc, Jim Walker, một nhà kinh tế học tại hãng nghiên cứu Asianomics ở Hong Kong cho biết.

Lợi thế chênh lệch hai bên được cho là bắt nguồn từ các chương trình kích thích kinh tế khác nhau mà mỗi nước thông qua để hỗ trợ tăng trưởng trong giai đoạn khủng hoảng. Trung Quốc áp dụng gói mà Walker gọi là "chương trình kích cầu lớn nhất trong lịch sử toàn cầu". Chi tiêu hàng đầu của chính phủ tập trung vào cơ sở hạ tầng mới cũng như cắt giảm thuế, Bắc Kinh đã tạo ra tỉ lệ tăng trưởng tín dụng thúc đẩy kinh tế. Số lượng các khoản vay mới trong năm 2009 gần gấp đôi so năm trước, đạt 1,4 nghìn tỉ USD – tương đương với gần 30% GDP. Gói kích cầu mang lại kết quả không ngờ, giữ vững mức tăng trưởng thậm chí khi xuất khẩu Trung Quốc giảm 16% trong năm 2009.

Nhưng giờ đây, Trung Quốc lại đang phải đối mặt với những hậu quả của việc mạnh tay chi tiêu.. Quan ngại ngày một gia tăng rằng, chính sách nới lỏng tiền tệ của Bắc Kinh đã "tiếp nhiên liệu" cho bong bóng bất động sản. Theo dữ liệu từ chính phủ, gia bất động sản trung bình ở các thành phố Trung Quốc tăng 7,8% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước - mức tăng nhanh nhất trong vòng 18 tháng. Bùng nổ tín dụng cũng dấy lên lo lắng về hệ thống ngân hàng của nước này.

Rất nhiều nhà kinh tế cảnh báo, dòng tín dụng tăng vọt sẽ dẫn tới sự gia tăng của các khoản vay không diễn tiến (NPLs). Trong báo cáo tháng 11, nhà kinh tế học của UBS Wang Tao dự báo, nếu 20% tổng mức vay mới năm 2009 và 10% trong năm 2010 trở thành nợ xấu trong vòng ba đến năm năm tới, thì tổng số lượng NPLs từ chương trình kích cầu của Trung Quốc sẽ đạt 400 tỉ USD - gần bằng 8% GDP. Cho dù Wang nhấn mạnh, con số này là nhỏ khi so sánh với mức NPLs mà các ngân hàng Trung Quốc từng có trong quá khứ, bà vẫn coi đó là mức "đáng kinh ngạc". Và các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh rõ ràng là lo lắng. Kể từ tháng 12, họ đã áp dụng hàng loạt biện pháp để "làm nguội" thị trường nhà đất và giới hạn tiếp cận tín dụng. Ví dụ như tái áp thuế với giao dịch bất động sản, quy định tăng dự trữ tiền mặt trong ngân hàng với nỗ lực giảm bớt các khoản cho vay mới.

Trong khi đó, Ấn Độ lại không trải qua những thách thức tương tự từ các biện pháp chống lại suy thoái. Chính phủ nước này từng sử dụng các công cụ giống như nhiều nước khác để hỗ trợ tăng trưởng khi bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính như: giảm tỉ lệ lãi suất, cắt giảm thuế, gia tăng chi tiêu tài chính - nhưng mức độ nhỏ hơn so với Trung Quốc. Goldman Sachs ước tính rằng, gói kích cầu của chính phủ Ấn Độ sẽ là 36 tỉ USD cho năm tài chính hiện tại - chiếm 3% GDP. Quan trọng hơn là Ấn Độ đã quản lý các thành tựu tăng trưởng ổn định của mình bằng cách không đưa ngân hàng vào chỗ rủi ro.

Trên thực tế, các ngân hàng của Ấn Độ khá thận trọng trong suốt cuộc suy thoái, đặc biệt nếu so sánh với những chủ cho vay Trung Quốc. Ví dụ, tăng trưởng tín dụng năm 2009 còn thấp hơn cả 2008. Nhờ đó, các nhà kinh tế đã tiếp tục chứng kiến sự vững mạnh trong hệ thống ngân hàng Ấn Độ. Một báo cáo công bố tháng 1 của các nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Centennial Asia Advisors nhấn mạnh: "Không có dấu hiệu cho thấy tài sản không diễn tiến của các ngân hàng nội địa trở nên xấu hơn". Không có nhà phân tích nào đưa ra những quan ngại giống Trung Quốc với chính sách tiền tệ của Ấn Độ, đặc biệt về mức độ bùng nổ bất động sản. "Tăng trưởng của Ấn Độ, dù kém hơn, lại là nhân tố khiến người ta tin tưởng về việc nguy cơ bóng bóng giá cả sẽ thấp hơn", Rajat Nag, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á ở Manila khẳng định.

Ấn Độ vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh mà không cần gói kích thích khổng lồ như Bắc Kinh một phần là vì ít "tương tác" với kinh tế quốc tế hơn so với đại lục. Xuất khẩu của Trung Quốc tương đương 35% GDP so với 24% của Ấn Độ trong năm 2008. Hơn thế nữa, Ấn Độ đủ khả năng tự bảo vệ khỏi tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính ở phương Tây trong khi chính phủ Trung Quốc buộc phải hành động nhiều hơn để thế chỗ ngành xuất khẩu bị tổn thất lớn đặc biệt tại Mỹ. Ngoài ra, kinh tế nội địa của Ấn Độ có bước đệm lớn hơn từ những cú sốc ở bên ngoài so với Trung Quốc. Tiêu dùng cá nhân trong nước chiếm 57% GDP ở Ấn Độ so với 35% tại Trung Quốc. Lòng tin tiêu dùng của Ấn Độ đã giúp cho nền kinh tế không lao dốc. Doanh thu ô tô chở khách của Ấn Độ trong tháng 12 tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. "Những gì chúng ta thấy ở Ấn Độ là câu chuyện nhu cầu nội địa không bị ngừng trệ trong bối cảnh suy thoái toàn cầu", Walker của Asianomics nhấn mạnh.

Kinh tế Ấn Độ dĩ nhiên không "miễn nhiễm" với các nguy cơ. Chính phủ nước này cũng phải vật lộn với thâm hụt ngân sách, với sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp do thời tiết bất thường và chi tiêu khu vực nông thôn cũng sụt giảm. Nhưng mức tăng trưởng mạnh dự báo vẫn tiếp tục. Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Ấn Độ sẽ tăng 7,6% trong năm 2010 và 8% cho 2011, không cách xa với mức 9% dự báo cho Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, khi nói về tốc độ tăng trưởng và những chính sách kinh tế của chính phủ đã khẳng định: "Chậm rãi và vững chắc sẽ thắng tốc độ".. Cuộc Đại Suy thoái dường như đã chứng minh rằng, ông đã đúng.

Tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển Đài Loan


Cập nhật lúc 11:31, Thứ Hai, 01/02/2010 (GMT+7)

Một tàu ngầm của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Đài Loan nhưng rút lui sau khi tàu hải quân Đài Loan tìm cách định vị nó, báo United Evening News xuất bản bằng tiếng Trung của Đài Loan hôm 31/1 đưa tin.

Theo báo này, sự kiện trên xảy ra sáng 27/1 khi máy bay trực thăng phát hiện sự hiện diện của một tàu ngầm ở ngoài khơi cảng Zuoying, thành phố Cao Hùng khi đang tiến hành một cuộc diễn tập. Chiếc tàu ngầm đã rút lui khi hải quân Đài Loan đề nghị cung cấp thông tin nhưng không nhận được phản hồi, và tiến hành truy tìm. Theo United Evening News, tàu ngầm chỉ cách cảng Zuoying 44km.

Cũng trong ngày 31/1, ban đầu phát ngôn viên bộ chỉ huy đội tàu hải quân Đài Loan Wen Chen-kuo từ chối bình luận khi được đề nghị có ý kiến về bài báo. Sau đó, vào cuối ngày, giám đốc hậu cần của cơ quan thời chiến Hsia Teh-yu phủ nhận bản tin trên.

Ông Hsia Teh-yu nói, đúng là máy bay đã phát hiện được một thứ gì đó dưới nước khi tập trận hôm thứ tư tuần trước. Tuy nhiên, sau đó, nó được xác định không phải là tàu ngầm. "Nếu là tàu ngầm, hải quân sẽ áp dụng những biện pháp tức thời để buộc nó nổi lên hoặc chặn đường", ông Hsia nói.

Theo quan chức này, có một số yếu tố dẫn tới việc phát hiện những chuyển động bất thường dưới nước như tàu chìm hay một đàn cá lớn.

Thông tin về tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển Đài Loan được đưa một ngày sau khi Tổng thống Mỹ phê chuẩn thỏa thuận bán số vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD, gồm tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk, tàu dò mìn và các vũ khí khác cho Đài Loan.

Đài Loan và Trung Quốc bị chia tách trong cuộc nội chiến năm 1949. Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và dọa sẽ dùng vũ lực nếu hòn đảo này muốn độc lập.

Ngành xuất khẩu Pháp trong cơn thoái trào


Nhật báo Pháp La Croix hôm nay đã chú ý đến ngành xuất khẩu, mà theo tờ báo, sẽ khó lòng mang lại thặng dư mậu dịch cho nước Pháp như trước đây.

La Croix ghi nhận những khoản thâm thủng mậu dịch kỷ lục liên tiếp trong nhiều năm gần đây, phản ánh thực trạng là cỗ xe xuất khẩu của Pháp đang bị hỏng máy : thâm thủng thương mại Pháp năm 2008 đã đạt kỷ lục : 55,5 tỷ euros. Qua năm 2009, tình hình có thể giảm nhẹ đôi chút, nhưng cũng ở mức 48 tỷ. La Croix nhắc lại năm cuối cùng mà Pháp có thặng dư mậu dịch là năm 2003.

Nhật báo Pháp công nhận là Paris đã ký nhiều hợp đồng lớn từ Airbus, xe lửa cao tốc TGV, cho đến năng lượng hạt nhân. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã lấy làm tự hào là từ năm 2007, Pháp đã ký 1 số hợp đồng lớn nhiều gấp đôi so với 10 năm trước đó. Thế nhưng theo La Croix, các hợp đồng đó bình quân chỉ chiếm 10% trị giá xuất khẩu và mang về khoảng 30 tỷ euros mỗi năm..

Về phần còn lại, liên quan đến các mặt hàng chế biến thì khác, Pháp có dấu hiệu ngày càng mất sức cạnh tranh và mất thị phần so với các đối thủ kinh tế khác như Đức chẳng hạn.

Đi ngược về năm 1995, La Croix ghi nhận là xuất khẩu của Pháp lúc ấy còn chiếm 5,8% tổng trị giá xuất khẩu thế giới. Đến năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn 3,8%. So với các nước láng giềng Châu Âu, trong khoảng từ năm 2000 đến 2008, xuất khẩu Pháp từ 16,8 % giảm xuống còn 13,2% : tính theo trị giá thì xuất khẩu Pháp đã giảm 100 tỷ euros.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân đầu tiên làm cho ngành xuất khẩu Pháp suy yếu là cách hoạt động của các công ty : số công ty thực sự chuyên xuất khẩu không nhiều, chỉ khoảng 1 phần 20 các công ty Pháp, và thường là các công ty lớn. Trong lúc đó thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu và không sáng tạo, chỉ tập trung vào một số mặt hàng, và chỉ quanh quẩn ở một số quốc gia gần Pháp mà thôi.

Yếu tố thứ hai được nêu bật là mức thuế ở Pháp quá cao, cao gấp hai lần so với Đức. Yếu tố thứ 3, cũng góp phần vào việc tạo ra thâm thủng mậu dịch đó là cách vận hành của các tập đoàn hàng đầu của Pháp, gồm 35 trên tổng số 500 đại công ty của thế giới. Trên mặt này thì Pháp đứng hàng thứ hai sau Hoa Kỳ. Thế nhưng, vấn đề bất lợi là các tập đoàn này, để giành thêm thị phần mới, đã thiết lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài, nơi chí phí sản xuất thấp hơn. Các mặt hàng do họ làm ra lại bán ngược về thị trường Pháp.

Trung Quốc không thể xóa sổ thị trường tài chánh Hồng Kông



Nhật báo Pháp Le Figaro hôm nay nhìn sang Trung Quốc nhưng trên bình diện tài chính, để ghi nhận rằng Hồng Kông vẫn là trung tâm tài chính của toàn quốc.

Theo Le Figaro, khi vùng lãnh thổ này được trao trả lại cho Trung Quốc cách đây 12 năm, ai cũng lo ngại cho tương lai tài chính của Hồng Kông. Thế nhưng, 12 năm sau, vùng này vẫn sức khoẻ dồi dào, thị trường chứng khoán Hồng Kông hiện nay đứng hàng thứ 7 thế giới, và năm ngoái đã đạt kỷ lục về trị giá các công ty yết giá trên thị trường này : 31,5 tỷ đô la so với 24,3 tỷ năm trước. Và dĩ nhiên là có rất nhiều tập đoàn lớn Trung Quốc, trước đây yết giá ở Châu Âu hay Hoa Kỳ, nay đã quay trở lại Hông Kông.

Le Figaro tìm hiểu tại sao Trung Quốc, dù rất muốn phát triển những thị trường tài chính trên lục địa như Thượng Hải hay Thâm Quyến, nhưng vẫn để cho Hồng Kông phát triển, và để cho các tập đoàn hàng đầu tại Hoa lục đến đấy. Theo nhật báo Pháp, đó là vì Bắc Kinh đã thấy là vùng đất tư bản này rất cần thiết.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hiện không phải là ngoại tệ hoán đổi đươc, vì thế đã hạn chế hoạt động của các thị trường nhu Thượng Hải hay Thâm Quyến. Ngoài ra, hai thị trường đó lại không có kinh nghiệm về tài chính quốc tế của Hồng Kông, do đó, cần phải hợp tác chặt chẽ với thị trường Hồng Kông để học nghề.

Nhìn chung, theo Le Figaro, Trung Quốc trong năm qua đã dẫn đầu thế giới về số lượng công ty yết giá trên thị trường chứng khoán toàn quốc, bỏ xa các thị trường Âu Mỹ. Riêng hai thị trường Thượng Hải và Hồng Kông đã thu hút thêm 172 công ty mới. Vào năm tới, theo giới chuyên gia, Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vai trò đầu tàu này.

Dư luận Hoa Kỳ lo ngại về những vụ tấn công tin học tình nghi đến từ Trung Quốc


Mai Vân

Bài đăng ngày 25/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 26/01/2010 08:14 TU

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên quyền tự do thông tin đã được nhật báo Pháp Le Monde nêu bật trên trang nhất. Tờ báo đặc biệt lưu tâm đến mối lo ngại của giới nghiên cứu tại Mỹ về những vụ tấn công tin học bị cho là do Bắc Kinh tiến hành.

Trong bài báo mang tựa đề ''Washington và Bắc Kinh đối đầu trên hồ sơ Google'', nhật báo Pháp Le Monde hôm nay đã nhấn mạnh đến tình hình quan hệ Mỹ Trung đang căng thẳng, đặc biệt với sự kiện chính quyền Hoa Kỳ mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ quyền tự do trên internet cũng như bảo vệ giới ly khai sử dụng internet tại Trung Quốc.

Vụ việc đặc biệt nổi cộm lên trong thời gian gần đây với hồ sơ hoạt động của hãng tin học Google tại Trung Quốc. Đối với Le Monde, vấn đề quan hệ khó khăn giữa tập đoàn tin học Mỹ Google và chính quyền Bắc Kinh chỉ giải thích được một phần lý do vì sao Washington lại tỏ thái độ cứng rắn như hiện nay.

Bài báo của Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải trước tiên nêu bật song song hai sự kiện đang diễn ra. Trong lúc tập đoàn Google cho biết đang tiếp tục thảo luận với Bắc Kinh về sự hiện diện của họ tại Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã lên tiếng đả kích những vụ tấn công tin học mà Google cũng như khoảng ba chục công ty khác của Mỹ đã phải gánh chịu trong những tháng gần đây.

Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 22/01 vừa qua, đã tỏ ý ''quan ngại'' về những vụ tấn công đó. Trước đó một ngày, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh trong một bài diễn văn dài về quyền tự do trên internet rằng : ''Một bức màn sắt mới trong lãnh vực thông tin đang hạ xuống trên một phần lớn của thế giới''.. Hàm ý nhắc tới khả năng Google có thể sẽ rút khỏi Trung Quốc vì bị kiểm duyệt. Bà Clinton đã hoan nghênh sự kiện ''các công ty Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề internet và quyền tự do thông tin trong công việc quản lý của mình''..

Đối với Le Monde, hồ sơ tố cáo Trung Quốc mở các cuộc tấn công tin học vào các cơ sở chính quyền hay các công ty Mỹ đáng ngại hơn rất nhiều so với những gì được thấy qua vụ Google, nhiều bản phúc trình do các trung tâm nghiên cứu tại Hoa Kỳ công bố, đã chứng minh điều đó.

Theo Le Monde, hiện nay khó có thể buộc một quốc gia nào đó vào tội danh tấn công tin học, vì vậy hồ sơ Trung Quốc chủ mưu các vụ tin tặc không thể được nêu lên công khai về phương diện ngoại giao.

Thế nhưng các báo cáo tại Hoa Kỳ đều nêu bật đà gia tăng không ngừng của các mối đe dọa tin học đến từ Trung Quốc, với các vụ tấn công nhằm mọi mục tiêu, từ chiến lược, đánh cắp bí mật kỹ thuật hay công nghệ, cho đến kiểm soát giới ly khai.

Các nước đang vươn lên phô trương thanh thế tại Davos


Le Figaro, ở phụ trang kinh tế, nhìn lại Diễn Đàn Davos, kết thúc cuối tuần qua. Điều làm tờ báo ngạc và ghi nhận trong hàng tựa : "Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc phô trương thế mạnh ở Diễn đàn Davos". Theo tờ báo quả là vai trò đã đảo ngược giữa các nước đang vươn lên và các nước phát triển.

Mở đầu bài báo, Le Figaro nêu lên sự kiện chưa từng thấy tại diễn đàn này, làm cử toạ ngạc nhiên không ít, chứng tỏ là thời đại đã thay đổI : Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, dõng dạc bảo vệ chế độ đa thê trước cả ngàn doanh nhân và giới lãnh đạo chính trị. Có 3 vợ, ông Zuma cho đây là một phần văn hoá đất nước ông và không có văn hoá nào cao hơn văn hoá khác.

Le Figaro nhận thấy là đã qua rồi thời kỳ mà lãnh đạo các quốc gia đang vươn lên đến Davos để mời mọc các nhà đầu tư và chấp nhận các chuẩn mực tư bản phương Tây. Với sức chống chọi của họ trước cuộc khủng hoảng, giờ đây họ hiên ngang hiện diện.

Đại diện Trung Quốc, ông Lý Khắc cường đã dõng dạc giải thích : Trung Quốc đã thành công giữ mức thâm thủng dướI 3% GDP; Ấn Độ loan báo sẽ nhanh chóng tìm lại được mức tăng trưởng 9% trước đây. Còn tổng thống Hàn Quốc rất tự hào về vai trò chủ tịch G20 vào năm 2010, một vai trò trọng tâm trong công cuộc điều hành quốc tế.

Nhân cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Seoul tháng 11 năm nay, ông Lee Myung Bak thông báo sẽ tổ chức vào lúc đó một hộI nghị các xí nghiệp tư.. Đó sẽ là tủ kính quảng cáo cho Hàn Quốc.

Nhìn lại các nước phương Tây công nghiệp phát triển, bài báo thấy kinh tế vẫn còn ì ạch, không có gì đáng phấn khởi. Tăng trưởng Hoa Kỳ có mạnh lên, nhưng cố vấn kinh tế tổng thống Obama, ông Lawrence Summers, nhắc nhở : ''Một phần năm đàn ông Mỹ trong lứa tuổi từ 20 đến 54 đang thất nghiệp. Một tình hình chưa từng thấy''.

Hoa Kỳ : kinh tế tăng trưởng mạnh hơn dự kiến


Trên bình diện kinh tế, sự kiện đươc quan tâm hôm nay là kinh tế Hoà Kỳ đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến : 5,7% trong quý tư 2009. Les Echos trong hàng tựa trang nhất khen ngợi rằng ''Obama đã thành công vực dậy kinh tế'' và bây giờ, theo tờ báo, ông tấn công vào vấn đề thâm thủng ngân sách.

Cho dù nêu bật tỷ lệ cao nhất từ 6 năm qua, nhưng les Echos cũng thận trọng cảnh báo là kết quả trên có thể bị hạ thấp trong lần thẩm định thứ hai. Mặt khác, tuy tăng trưởng mạnh lên, nhưng mức suy thoái năm qua đã rất nghiêm trọng, nghiêm trọng nhất từ năm 1946, do đó, les Echos trích dẫn kinh tế gia, Bill Cheney, ở Boston, nhận thấy : 'Cỗ máy kinh tế hoạt động nhưng vẫn ở trong cái hố..."

Tăng trưởng hiện nay chủ yếu nhờ kế hoạch kích thích kinh tế, một khi kế hoạch này chấm dứt, thì cần có công việc làm tăng lên để công cuộc vực dậy đươc bền vững... Nhưng thất nghiệp, theo các nhà phân tích, vẫn sẽ ở mức 10% vào tháng giêng.

Trong phần kết luận, Les Echos đánh giá là dù sao đi nữa thì tăng trưởng quý tư ở Mỹ vẫn là một tin đáng mừng.

Trung Quốc : dân tuyệt vọng trước việc nhà cửa bị trưng thu


Tờ Le Monde hôm nay cũng nhìn sang Trung Quốc, nhưng quan tâm đên hiện tượng trưng thu nhà cửa gia tăng, gây phản ứng mạnh nơi người dân tuyệt vọng.

Le Monde ghi nhận là tranh chấp liên quan đến các vụ trưng thu nhà đất tăng cao đến nỗi chính quyền đã phải ra một quy định mới vào cuối giêng, theo đó người có nhà bị trưng thu phải viết đơn cho đến ngày 12/02, để chính quyền tính khoản bồi thường, và không ai sẽ bị trục xuất trước khi có kết quả các vụ kiên cáo.

Theo Le Monde, đây là hậu quả của kế hoạch kích thích kinh tế Trung Quốc. Kế hoạch đươc xem là sẽ giúp ngăn chặn bất ổn định xã hội, nhưng đang mang lại hệ quả ngược lại, do phải trưng thu nhà, trục xuất nhanh người ở để xây dựng hạ tầng cơ sở ghi trong kế hoạch, ngân sách.

Lãnh đạo điạ phương thu lợi trong việc bán đất, đang tranh thủ giá lên cao, do những khoản tiền chính phủ đổ vào các tập đoàn nhà nước. Dân chúng ngược lại sống trong nỗi lo âu. Tình hình này dẫn đến những sự kiện chết người đáng tiếc trong những vụ chống lại việc nhà đất bị trưng thu..

Le Monde nêu ví dụ một người đàn ông bị thiệt mạng ở Quảng Tây vào ngày 12/01. Ở Quảng Đông, người dân dùng sức chống lại những kẻ đến phá hủy nhà của họ, khiến cho nhiều người bị thương ngày 18/01 vừa qua. Vụ thương tâm nhất và gây chấn động dư luận Trung Quốc là cảnh một phụ nữ tự thiêu trên nóc nhà ở Thành Đô, tháng 11 năm ngoái, để phản đối những người đến phá nhà của bà đã bị trưng thu.

Tìm hiểu những hành động tuyệt vọng của người dân, qua bạo động hay tự hại mình như nói trên, Le Monde trích dẫn một giáo sư luật ở Đại học Bắc Kinh, ông Chen Duanlong, giải thích rằng : ''Ở Trung Quốc, khái niệm trưng thu được hiểu như là một quyền sử dụng bạo lực. Và sự kiện một người chủ nhà phải tự thiêu có nghiã là họ gặp bế tắc''.

Người mà nhà hay đất bị trưng thu có thể làm gì ? Kiến nghị không xong, kiện cũng không được, khi mà chính quyền chính là người đứng ra trưng thu và kiểm soát hệ thống tư pháp. Cho nên theo ông Chen, nguời dân chỉ còn con đường bạo động và hành động tuyệt vọng. Đối với ông, phải xem xét lại, thay đổi hẳn luật trong vấn đề mua bán này, và người dân phải có lối thoát bằng con đường luật pháp, có khả năng kháng cáo nếu thấy mình bị xử ép.

Cẩn thận với quà biếu của Trung Quốc !


Ngoài vấn đề vũ khí Đài Loan, tờ Le Figaro, cũng chú ý đến một sự kiện khác liên quan đến Trung Quốc, đó là Anh Quốc vừa cảnh báo các doanh nhân Anh về những cái bẫy của Trung Quốc để thu lượm thông tin. Những cái bẫy này thường là dưới hình thức quà tặng : những thẻ nhớ, thanh nhớ USB.

Bài báo trích dẫn tình báo Anh, khuyên các doanh nhân Anh Quốc phải rất cẩn thận khi nhận đươc các quà tăng nói trên : đấy là những phương tiện để Trung Quốc theo dõi, dò thám thông tin trên các máy vi tính của họ khi họ sử dụng nó. Theo tờ báo nhiều doanh nhân đã mắc bẫy.

Các món quà nói trên thuờng được tặng ở các hội chợ, triển lãm. Ngoài quà tặng, còn những hình thức chiêu dụ khác mà doanh nhân Anh đươc cảnh báo, như việc được mời mọc đến nhà chơi, với những món quà đặc sắc hơn nữa : các cô gái....

Theo le Figaro, Luân Đôn hiện xem chính quyền Trung Quốc là mối đe doạ về gián điệp quan trọng nhất đối với Anh Quốc do các hoạt động tin tặc của Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng tỏ ra cao ngạo trên trường quốc tế


Trung Quốc hôm nay rất được các báo Pháp chú ý, đặc biệt là với cuộc đọ sức đang bùng lên với Hoa Kỳ trong hồ sơ vũ khí Đài Loan. Libération trên hai trang báo bình luận sự kiện và phân tích thái độ mới của Bắc Kinh : Ngày càng cao ngạo hơn.

Liberation trước tiên tóm lược quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ hiện nay trong hàng tựa hóm hỉnh : ''Trung Quốc - Hoa Kỳ, một cặp khủng khiếp''. Theo tờ báo, hai bên không thể thiếu nhau, nhưng quan hệ không đằm thắm chút nào, mà luôn cào cấu nhau.

Sau hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan thì Mỹ giờ đây phải chiụ những cú vả của đối thủ khổng lồ Châu Á, nhưng cũng là đối tác 'bắt buộc'.

Libération nhìn thấy là hợp đồng vũ khí Đài Loan quá béo bở : 6,4 tỷ đô la. Hoa Kỳ từng cam kết bảo vệ đảo, không thể chối từ một hợp đồng như thế. Bắc Kinh như thông lệ nổi giận, phản đối, nhưng chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay, đe doa trừng phạt các công ty Mỹ dính líu đến hợp đồng này. Theo Libération, không ai chờ đợi là Bắc Kinh đi xa đến thế.

Phản ứng trên, theo tờ báo, khẳng định điều mà mọi người đã cảm nhận : Trung Quốc không còn khép mình, mà ngày càng tỏ vẻ cao ngạo, đắc thắng. Trên mặt ngoại giao, môi trường hay đàn áp trong nước, Bắc Kinh đều tỏ ra rất cứng rắn.

Libération trích dẫn một chuyên gia, ông Charles Grant, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Âu, CER, ở Luân Đôn, ghi nhận : '' Kể từ năm ngoái, thái độ của Trung Quốc đã thay đổi.. Những nhân vật đặt nặng chủ nghiã dân tộc, và những người chủ trương đường lối tương đối cứng rắn trong ban lãnh đạo đã thắng thế''.

Theo ông Grant, thì năm 2009 vừa qua, là năm đàn áp mạnh ở Trung Quốc : từ việc bỏ tù các nhà dân chủ (như ông Lưu Hiểu Ba), các luật sư, từ vụ đàn áp ở Tân Cương cho đến hồ sơ Google, chính quyền Trung Quốc cho thấy là Đảng Cộng sản đứng trên luật pháp, không có chuyện nới rộng tự do ngôn luận.

Ông Grant đã lấy làm tiếc là cho đến rất gần đây, nhiều chính trị gia ngoại quốc hay nhân vật trong giới tài chính kinh doanh vẫn còn lạc quan cho là một khi Trung Quốc phát triển, họ sẽ cởi mở hơn trên binh diện tự do.

Trên mặt ngoại giao, Libération nhận thấy là Trung Quốc không còn theo nguyên tắc trước đây của ông Đặng Tiểu Bình là 'che dấu hào nhoáng và nuôi dưỡng bí hiểm'. Quan niệm của Bắc Kinh hiện nay là phô trương thế mạnh, như họ đã chứng tỏ từ hội nghị Copenhagen, mà theo Libération, Bắc Kinh đã làm cho thất bại, cho đến hồ sơ Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi Bắc Kinh lớn tiếng đe doạ trừng phạt kinh tế thương mại những nước nào tiếp đón ngài. Tổng thống Barack Obama đã tránh né việc gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma trước chuyến đi Trung Quốc tháng 11 năm ngoái.

Theo ông Grant, Hoa Kỳ và Châu Âu phải có một đối sách chung trước một Trung Quốc cao ngạo ngày nay. Quan hệ chiến lược song phương không có tác dụng gì cả.

Tờ Le Figaro, trong bài báo trang quốc tế cũng ngạc nhiên trước phản ứng của Trung Quốc lần này, nhất là khi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan là một sự cụ thể hoá của những gì đã được thông qua thời ông Bush. Hơn nữa những loại vũ khí nhạy cảm mà Đài Loan yêu cầu, như tàu ngầm hay chiến đấu cơ F-16 không đươc chấp thuận. Hợp đồng chủ yếu là trực thăng Black Hawk, hoả tiễn Patriot, Harpoon, tàu rà mìn...

Le Figaro chờ đợi xem những tập đoàn Mỹ dính líu đến việc mua bán vũ khí này bị đe doạ trừng phạt, có sẽ chịu hệ quả hay không. Trong danh sách những tập đoàn liên can, có cả Boeing, mà một chi nhánh chế tạo hoả tiễn Harpoon, nằm trong danh sách vũ khí bán cho Đài Loan.

Le Figaro cũng nhắc lại là các diễn đàn trên Internet ở Trung Quốc, kêu gọi tẩy chay hàng của Mỹ. Theo tờ báo, những lời kêu gọi này không mấy thực tế, nhưng là biểu tượng của những xích mích ngày càng nhiều giữa hai bên. Tờ báo còn thấy là sẽ có một cuộc va chạm khác nữa trong những ngày sắp tới, đó là cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma, có thể diễn ra trong tháng này.

James S. Chanos và những dự đoán về hiện tình kinh tế Trung CỘNG

Theo báo New York Times hôm 8/1/2010, James S Chanos, năm nay 51 tuổi, một trong những người Mỹ đầu tư tại Trung cộng. Chanos sở hữu một tài khoản đồ sộ 6 tỷ Mỹ kim, và ông có thể sử dụng đầu tư bất cứ nơi nào trên đất nước Trung cộng. Do đó ông là người có cái nhìn thấu đáo vào tận những gốc khuất của nền kinh tế TC, những ưu cũng như khuyết điểm của nó. James S. Chanos tuần vừa rồi đưa ra lời báo động các nhà đầu tư thế giới phải hiểu rằng nền kinh tế TC hiện nay đang có những rủi ro to lớn có thể đưa đến một cuộc khủng hoảng kinh tế mới ngay cả sư sụp đổ của nền kinh tế của đất nước này.

Theo Chanos, trong hiện tại không ai chối cải được sức hút như khối nam châm khổng lồ của nền kinh tế TC vì các nhà đầu tư thế giới bị ‘mà mắt’ bởi những dữ kiện của thống kê về chỉ số Stock nội địa của TC.

Nguy cơ của nền kinh tế Trung cộng hiện nay được tạo nên do gói kích cầu $586 tỷ usd. Thoạt tiên gói kích cầu này có mục đích rõ ràng, ngoài mục đích củng cố và nâng cao xuất khẩu, nó còn dùng để kích thích tiêu dùng của người dân. Người dân TC có tiền vay từ ngân hàng với lãi xuất thắp, họ mua sắm, tậu nhà cửa, xây dựng doanh nghiệp mới. Bằng cách này thì thị trường tín dụng sẽ phục hồi nhanh, và thị trường địa ốc cũng sẽ vận hành tốt trở lại.

Chính phủ Trung công hy vọng nhờ thế họ chấn hưng nền kinh tế TC và đẩy mạnh tiến trình phục hưng kinh tế thế giới. Nhưng gói kích cầu của những năm 2008-09 quá lớn và các nguồn tiền này đựợc lùa vào Wall Street, thị trường địa ốc, tạo ra tình trạng cho vay và mua nhà với những điều kiện quá dễ dàng và nhiều quá vượt mức kiểm soát. Hơn nữa thấy thị trường địa ốc TC ăn nên làm ra, các nhà đầu tư thế giới lao vào bỏ ra số vốn rất lớn đầu cơ vào thị trường này. Do đó thị trường địa ốc và tín dụng của TC tăng nhanh, phình lớn, cổ phiếu ở Wall Street tăng mạnh, tạo ra tình trạng “bong bóng kinh tế”. Có lần xuất hiện trong chương trình CNBC, Chanos cảnh cáo:

“Hiện tượng bong bóng tín dụng là thấy rõ nhất tại thị trường tín dụng TC…Không đâu có bong bóng tín dụng phình đại như TC hôm nay” Bubbles are best identified by credit excesses, not evaluation excesses…And there’s no credit bigger than credit excess in China”

Thị trường tín dụng, và địa ốc đang phì đại một cách nguy hiểm vì cả hai thị trường này đang vận hành không đúng theo qui luật, tăng trưởng vượt kiểm soát. Hơn thế nữa, trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Politico hồi tháng 11-2009, Chanos còn cảnh cáo là hiện tại TC sản xuất một khối lượng lớn các mặt hàng họ không thể bán ra được. Số hàng này đang tồn kho chờ ngày quá date. Jim Grant, người bạn lâu năm của Chanos, chủ biên tập san tài chánh Grant’s Interest Rate Observer, cũng cảnh cáo, nền kinh tế Trung cộng bị quấy nhiễu và phiền toái rất nhiều trong mấy chục năm qua bởi điều mà ông ta gọi là Quyền Lực Thứ Ba, và Thứ Tư họ lợi dụng gói kích cầu. Hiện nay tại các ngân hàng TC, mức độ bad loans đã là 20% và sau gói kích cầu có thể cao hơn thế nữa. Trong tương lai gần, xem chừng nền kinh tế tài chánh TQ có thể sẽ đi vào con đường mòn của nền kinh tế Hoa Kỳ đã kinh qua vào những năm 2007-2008: thị trường tín dụng phì đại và vỡ, thị trường địa ốc, Freddie Mac, Fannie Mae sụp đổ lôi theo nhiều ngân hàng lớn khác khiến chánh phủ Hoa Kỳ phải kịp thời ra tay chống đỡ.

Sở dĩ những việc tiên đoán của James S. Chanos về hiện tượng bong bóng hiện tại của nền kinh tế TC có sức thuyết phục đối với một số nhà kinh tế phương Tây và các nhà đầu tư thế giới là vì trong quá khứ Chanos đã tiên đoán đúng với nhiều bằng chứng xác thực về sự sụp đổ của tập đoàn Enron và sau đó là Tyco International, Boston Market restaurant chain, Home builders và nhiều ngân hàng lớn của thế giới…

Chanos cảnh cáo nhiều lần các nhà đầu tư hải ngoại trên thế giới khị bỏ tiền vào đầu tư ở TC, họ chỉ dựa vào, hầu như “tuân theo” những dữ kiện về chỉ số Stock nội địa của TC. Nhưng với Chanos, không bao giờ bị“mà mắt” vì những dữ kiện hời hợt dó, ông đầu tư theo phương hướng, chính sách của ông. Nghiên cứu đầu tư của ông tại TC bao giờ cũng tập trung vào sự tìm hiểu tường tận về khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyên viên kỹ thuật, phối trí nhân lực, nhân công, giao thông vận tải, khả năng phát triển công nghệ sản xuất cement, than, sắt, thép và các nguồn quặng khoáng chất. Theo Chanos, khả năng phát triển công nghệ này và đào tạo nhân công ở Trung cộng còn rất yếu, thiếusángtạo. rong khi đó Jim Rodgers sáng lập viên của Quantum Fund với http://images.google.com/imgres?imgurl=http://wtpotus.files.wordpress.com/2009/12/g_soros.jpg&imgrefurl=http://wtpotus.wordpress.com/2009/12/16/lets-get-to-the-root-of-the-problem-its-all-relative/&usg=__H2HRgKC5OKo-IXmhrssjdn-b0tU=&h=338&w=450&sz=42&hl=en&start=4&um=1&itbs=1&tbnid=43F6KaaxUmNsiM:&tbnh=95&tbnw=127&prev=/images%3Fq%3DGeorge%2BSoros%26hl%3Den%26rls%3Dcom.microsoft:en-US%26rlz%3D1I7GPTB_enUS288%26sa%3DN%26um%3D1George Soros, đang sống tại Singapore, thì cho rằng những dự đoán của Chanos về hiện tượng bong bóng của nền kinh tế TC hôm nay cần phải xét lại vì Jim Rodgers cho rằng những dự đoán của Chanos thiếu cơ sở, và sự quan hệ của Chanos với nền kinh tế TC chưa đủ bề dày để cho phép Chanos đưa ra những dự đoán trên. Theo Jim Rodgers thì hiện tại thị trường tín dụng và địa ốc của TC chưa bao giờ có hiện tượng bong bóng. Nhiều đồng nghiệp và bạn bè của Chanos cũng công nhận là Chanos mới bắt đầu tìm hiểu đi sâu vào nền kinh tế TC trong một vài năm gần đây. Chanos hiện vẫn thường email tham khảo học hỏi ý kiến của những người sành về kinh tế TC. Chanos và nhóm bạn bè của ông cũng đang đối mặt với các nhà đầu tư tên tuổi trên thế giới: Warren Buffet, Will Beer L.. Ross Jr...họ không mấy tin tưởng vào lập luận của nhóm Chanos.

Trong lúc đó, có một nhóm chuyên gia kinh tế người Hoa công nhận hiện tượng bong bóng trên nền kinh tế của TC đang mỗi ngày một hiện rõ hơn. Xa hơn nữa, năm 2001 Gordon G. Chang, chuyên viên kinh tế tại Hoa Kỳ, đã từng tiên đoán về nền kinh tế TC sẽ đi vào khủng hoảng trầm trọng.

James S Chanos, một trong ba người con trai của một gia đình làm nghề giặt ủi tại Milwaukee . Chanos tốt nghiệp Yale như là một sinh viên PreMed.. Nhưng sau đó Chanos chuyển sang kinh tế lý do là Chanos có nhiều đam mê và khuynh hướng về nghiên cứu kinh tế. Chanos khởi đầu sư nghiệp gia nhập thị trường chứng khoán- phố Wall-Wall Street . Tại Wall Street ông học hỏi rất nhiều về điều hành Stock và sự quan hệ giữa đầu tư và Stock. Chính Wall Street là con đường đưa James S. Chanos đến sự thành công hôm nay.

Chính những năm làm việc tại đây ông đã đưa ra sự tiên đoán chính xác về sư sụp đổ của tập đoàn Enron và sau đó là Tyco International, Boston Market restaurant chain, Freddie Mac, Fannie Mae và nhiều financial disasters khác, nhất là những ngân hàng tầm cỡ của thế giới. Chanos sẽ có buổi thuyết trình với đề tài “Contrarian Investor Sees Economic Crash in China ” tại viện đại học Oxford - Anh quốc cuối tháng Jan này.

Chúng ta thử chờ xem và theo dõi kết quả của buổi thuyết trình này nhất là phản ứng của của Trung cộng, của thế giới và của viện Đại học Oxford đối với quan điểm của James S Chanos. Từ đó hy vọng chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về những dự đoán của Chanos về nền kinh tế Trung cộng hôm nay./.

Đào Như

Bs Đào Trong Thể

10/Jan/2010

Trung Quốc xử một cựu quan chức cao cấp vì nhận hối lộ, che chở băng đảng tội phạm

Đức Tâm,RFI

Nạn tham nhũng của quan chức là mối quan tâm hàng đầu của dân Trung Quốc

Hôm nay, 02/02/2010, tòa án thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, mở phiên xét xử ông Văn Cường, 54 tuổi, nguyên giám đốc sở Tư pháp với tội danh tham nhũng, che chở băng đảng tội phạm.

Công luận Trung Quốc rất quan tâm theo dõi vì vụ án thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa quyền lực, mafia, tình và tiền.

Cùng ra tòa hôm nay còn có vợ của bị cáo và ba cựu quan chức công an thành phố được báo chí Trung Quốc gọi là tay chân của Văn Cường.

Theo tư pháp Trung Quốc, trong thời gian từ 1996 đến 2009, ông Văn Cường đã lợi dụng chức quyền trong bộ máy tư pháp và công an để trục lợi cá nhân. Số tài sản mà các doanh nghiệp hoặc cá nhân hối lộ cho ông ta và vợ lên tới khoảng 15 triệu nhân dân tệ, tương đương 1,5 triệu euro.

Mặt khác, ông Văn Cường còn bị cáo buộc đã nhận khoảng 700 ngàn nhân dân tệ, tức khoảng 70 ngàn euro để che chở cho một nhóm mafia do một người thân bên vợ ông ta làm thủ lĩnh. Nhân vật này đã bị kết án 18 năm tù hồi tháng 11 vừa qua.

Cuối cùng, bị cáo không thể giải thích được nguồn gốc số tài sản của ông ta, bao gồm tiền và nhà cửa, lên tới 10 triệu nhân dân tệ.

Theo một báo trên mạng ở Trung Quốc thì trong phiên tòa, ông Văn Cường đã bác bỏ việc nhận hối lộ. Theo ông thì người ta chỉ tặng quà nhân dịp sinh nhật và không đòi hỏi gì ở ông ta.

Phiên tòa sẽ kéo dài trong 5 ngày. Theo báo chí Trung Quốc, ngày cuối của phiên tòa sẽ được xử kín vì liên quan đến một cáo buộc khác : Một nữ sinh viên tố cáo đã bị hãm hiếp và gia đình của nạn nhân không muốn có tranh luận công khai về việc này.

Theo AFP, từ nhiều tháng nay, công luận tại Trung Quốc rất chú ý theo dõi vụ án Văn Cường. Báo chí có nhiều bài viết. Một số báo trên mạng còn lập mục riêng về vụ án. Khoảng 70 cơ quan truyền thông được cấp phép theo dõi phiên tòa.

Từ nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chống tham nhũng là ưu tiên số một và đây là vấn nạn đe dọa sự sống còn của đảng cộng sản Trung Quốc đang nắm quyền tại nước này. Theo giới phân tích, Bắc Kinh muốn dùng vụ án này để thuyết phục người dân về quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền. Tuy nhiên, trên internet, người ta có thể đọc được nhiều lời bình luận cho rằng đằng sau Văn Cường, chắc chắn còn có nhiều quan chức cao cấp khác vẫn được che chở

Trung Quốc cảnh báo tổng thống Mỹ không nên tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Tâm,RFI

Bài đăng ngày 02/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 02/02/2010 16:34 TU

Hôm nay, 02/02/2010, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ông Chu Duy Quần, phó trưởng ban Thường trực Ban Công tác Mặt trận thống nhất trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, đã tuyên bố là Bắc Kinh cực lực chống lại cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tới Mỹ kể từ ngày 16 tháng 2.

Đại diện chính quyền Bắc Kinh đe dọa, nếu cuộc gặp diễn ra thì điều này sẽ làm phương hại nghiêm trọng quan hệ Trung-Mỹ, ảnh hưởng đến lòng tin và hợp tác song giữa hai nước.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Marc Lebeaupin tường trình.

" Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chẳng còn biết dùng từ gì nữa để diễn đạt sự phẫn nộ của họ. Hồi tuần rồi, việc Mỹ khẳng định bán vũ khí cho Đài Loan đã làm chính quyền Bắc Kinh cảm thấy « bị tổn thương nặng nề ». Báo chí chính thức tại Trung Quốc cũng đã đồng loạt sử dụng những từ ngữ diễn đạt như trên.

Hôm nay, nhân một cuộc họp báo về cuộc gặp giữa các đại diện Tây Tạng và Trung Quốc, sự căng thẳng lại càng tăng cao. Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo tổng thống Mỹ về cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng.

Bắc Kinh có vẻ quyết tâm ngăn cản cuộc tiếp xúc này. Một viên chức Trung Quốc giải thích, một cuộc gặp như thế sẽ chỉ làm tổn hại nghiêm trọng đến nền tảng chính trị trong quan hệ Trung – Mỹ.

Dù vậy, đức Đạt Lai Lạt Ma đang được chờ đón trong hai tuần nữa tại Washington và khó thể tưởng tượng được rằng ông Barack Obama, người vừa đoạt giải Nobel hòa bình, lại có thể đóng sập cánh cửa trước một giải Nobel hòa bình khác. Nhưng đối với Bắc Kinh, dù đó là vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng đi nữa, thì đó luôn luôn là một cái cớ do Washington đưa ra nhằm can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc mà thôi".

VN tham gia tập trận hải quân Ấn Độ

Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn tại Ấn Độ, cùng 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác.

Cuộc diễn tập có tên Milan-2010 kéo dài bốn ngày từ 04/02/2010, với các bài tập chống khủng bố tại các khu vực duyên hải và hải đảo.

Phó Tổng tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Sudharshan Shrikhande, được hãng thông tấn PTI của Ấn trích lời nói trong khuôn khổ cuộc diễn tập sẽ có thảo luận giữa các bên tham gia về đối phó các cuộc tấn công khủng bố.

Đây là cuộc tập trận Milan lần thứ bảy do hải quân Ấn Độ tổ chức định kỳ hai năm một lần từ 1995 tới nay.

Tám quốc gia điều tàu chiến tham gia, còn bốn quốc gia khác, trong có Việt Nam, chỉ cử đại diện quan sát và tham gia bài tập.

Trong các chủ đề hội thảo còn có việc đối phó tàu nước ngoài xâm phạm hải phận các nước. Ấn Độ, cũng như Việt Nam, đều đã gặp tình trạng này, nhất là tại các khu vực chồng lấn.

Các nước gửi tàu chiến tới tập trận là Australia, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan. Hải quân Brunei, Philippines, Việt Nam và New Zealand chỉ tham gia diễn tập.

Đại diện 12 nước cũng có hội thảo về vai trò của hải quân trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Nước chủ nhà Ấn Độ điều bốn hoặc năm tàu chiến tham gia tập trận, trong có các tàu lớn và tối tân nhất.

Australia điều tàu tuần tra HMAS Glenenelg tham gia, cho dù sẽ không có bắn đạn thật.

An ninh biển châu Á

Các cuộc diễn tập Milan được cho như nỗ lực tăng cường hợp tác hải quân của các nước châu Á-Thái Bình Dương nhằm duy trì an ninh tại các vùng biển nơi đây.

Việt Nam và Ấn Độ gần đây cũng đang thúc đẩy quan hệ hải quân. Lần gần nhất tàu chiến Ấn Độ cập cảng Việt Nam là hồi tháng 4/2009 với hai khu trục hạm INS Mumbai và INS Ranveer vào cảng Hải Phòng.

Ấn Độ cũng giúp Việt Nam một cách tích cực trong việc huấn luyện hải quân.

Trong khi đó, một cuộc diễn tập hải quân khổng lồ khác mang tên Rắn hổ mang Vàng (Cobra Gold) đã bắt đầu tại Thái Lan.

Cuộc tập trận huấn luyện ba tuần này có sự tham gia của hải quân Hoàng gia Thái Lan, Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc.

Nam Hàn tham gia lần đầu tiên.

Khoảng 11.500 lính thủy, trong có 6.000 hải quân Mỹ, tham gia cuộc diễn tập được cho là lớn nhất thế giới này.

Tổ chức hàng năm trong suốt 29 năm nay, các cuộc diễn tập Hổ mang Vàng được Mỹ ca ngợi là giúp "ổn định an ninh và hòa bình" tại châu Á.

Việt Nam từng cử quan sát viên tới tham dự

Hà Nội chặt đầu Phật

Scott Johnson - Nhà Quê lược dịch


Cuộc chiến bí mật của CSVN nhắm vào Phật tử hải ngoại


Hàng trăm sư sãi được huấn luyện nhằm đột nhập vào các ngôi chùa tại hải ngoai với mục đích triệt phá Giáo hội Phật giáo Thống nhất (GHPGTN).

Chính quyền Việt Nam đã tiến hành các cuộc bố ráp công khai và bí mật chống lại giới Phật tử trong nhiều chục năm qua. Năm 1981, CSVN chính thức cấm giáo GHPGTN – một tôn giáo có lịch sử tồn tại lâu nhất tại Việt Nam .

CSVN đã tấn công vào một giáo hội với 2000 năm tồn tại và thay vào đó một giáo hội Phật giáo do chính phủ kiểm soát.

Những người từ chối trung thành với tổ chức Phật giáo của nhà nước bị bỏ tù, tra tấn, thậm chí bị giết hại.

Lãnh đạo tinh thần hiện nay của GHPGTN, người từng được đề cử giải Nobel Hòa bình, Thượng tọa Thích Quảng Độ, đã và đang bị giam lỏng tại nhà trong suốt 26 năm qua.

Cuộc đấu tranh của HT Quảng Độ bắt đầu khi còn là một tu sinh trẻ khi được chứng kiến thầy của mình bị người cộng sản hành quyết.

Được xem như là những người đối kháng với ý thức hệ cộng sản, HT Thích Quảng Độ và các Phật tử của Hoà thượng trở thành mục tiêu đàn áp của Cộng sản Việt Nam trong nước – và bây giờ tại hải ngoại.

Chỉ vài ngày sau khi các tăng sĩ trụ trì tại một ngôi chùa ở miền Tây nước Úc lên án chính sách đàn áp tôn giáo của cộng sản Hà Nội, nhiều bức tượng Phật tại ngôi chùa này đã bị chém đầu. Sự việc xảy ra vào tháng 10 và tháng 11 năm 2009..

Sự xúc phạm xảy ra sau khi vị sư trụ trì của ngôi chùa – đồng thời là đại diện của GHPGTN tại Úc – tham dự một cuộc họp tại Los Angeles, tại phiên họp này các vị lãnh đạo của GHPGTN bày tỏ quyết tâm chống tại kế hoạch đánh phá của cộng sản Hà Nội.

Hành động xúc phạm đến tượng Phật lần thứ hai xảy ra sau khi tăng sĩ lãnh đạo bảo trợ một phái đoàn của GHPGTN tại hải ngoại gặp gỡ với chính phủ Úc tại Quốc hội ở Canberra . Cuộc họp được tổ chức nhằm thông báo với chính phủ Úc về chính sách đàn áp tôn giáo của cộng sản Hà Nội, chuẩn bị cho cuộc đối thoại về nhân quyền giữa hai chính phủ Úc-Việt được tổ chức vào tháng 12.

Việc chém đầu các tượng Phật được xem như là một lời cảnh cáo đối với giới Phật tử tại Úc. Về phía nhà cầm quyền Hà Nội, các hệ quả từ việc lên án các vi phạm nhân quyền của các Phật tử mang tính địa chính trị, bởi lẽ chế độ độc tài Hà Nội đang phải chịu nhiều áp lực ngày càng gia tăng từ cộng đồng thế giới về việc chấm dứt đàn áp tôn giáo.

Tại Hoa Kỳ, vào năm 2004 lần đầu tiên bộ Ngoại giao đưa Việt Nam vào danh sáchcác “quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, danh sách chính thức bao gồm các quốc gia có các vi phạm nghiêm trọng về đàn áp tôn giáo. Bị liệt vào danh sách này thường kèm theo các trừng phạt về kinh tế, vì thế chính quyền Hà Nội quyết tâm dập tắt các tiếng nói chỉ trích.

Tuy nhiên Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội đi đến một một thỏa thuận về cải tổ vào năm 2006, theo đó Việt Nam sẽ được rút ra khỏi danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt.

Việt Nam sau đó được rút khỏi danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt, tuy nhiên, các hứa hẹn cải tổ đã không bao giờ được thực thi.

Thực ra, Việt Nam đã gia tăng các cuộc đàn áp, động thái này đã bị Tổ chức Quốc tế Nhân quyền cáo buộc là một trong những “cuộc đàn áp tồi tệ nhất nhắm vào các người đối kháng ôn hòa trong 20 năm qua.”

Kể từ thời điểm đó, các lời kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt, điển hình từ Ủy ban về Tự do Quốc tế của Hoa Kỳ, đã không gây được sự chú ý.

Hiện nay, chính quyền Hà Nội đã và đang chuyển đổi các lực lượng an ninh bằng cách áp dụng các phương pháp bí mật trong việc đàn áp tôn giáo.

Các phương thức bí mật này bao gồm việc mở rộng cái gọi là chùa “hợp pháp” đồng thời đàn áp các chùa “bất hợp pháp” vốn từ chối tuân phục sự kiểm soát của đảng cộng sản. Các tôn giáo và giáo phái tại Việt Nam – Phật tử, tín đồ Tin lành dân tộc ít người, Thiên chúa giáo, Hòa hảo, Cao đài, và các người đối kháng, hoạt động dân chủ, nhà báo, và bloggers – tất cả đều phải đối phó với các phương cách đàn áp như nhau.

Chủ ý của Hà Nội là dùng chính sách “chia để trị” kể cả việc len lỏi vào các tổ chức đối kháng tại hải ngoại.


Các chỉ thị bí mật của Hà Nội

Điều khó có thể tin là các bằng chứng về chính sách đàn áp của Hà Nội được ghi rõ trong các chính sách ghi trên văn bản. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris đã tìm được các sắc lệnh, chỉ thị bí mật phác họa chủ ý của Hà Nội trong việc tấn công những người đối kháng tại hải ngoại.

Phát ngôn viên thuộc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, ông Võ Văn Ái đã điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về tính xác thực của sắc lệnh trên. Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện vào ngày 20 tháng 6 năm 2005, ông Ái trích dẫn các sắc lệnh của Hà Nội ra lệnh cho các lực lượng an ninh của Việt Nam “xóa bỏ tận gốc rể Phật giáo Ấn quang.”

Hà Nội thường gọi GHPGTN là Giáo hội Phật giáo Ấn quang và các văn bản bí mật do Học viện Khoa học Công an có trụ sở tại Hà Nội soạn thảo được gọi là “Các tôn giáo và cuộc đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng tôn giáo – tài liệu dành cho học tập và lưu hành nội bộ trong các lực lượng an ninh nhân dân.”

Penelope Faulkner (Ỷ Lan) Phó Giám Đốc tạp chí Quê Mẹ, Phòng thông tin Phật Giáo Quốc tế ( Paris )
Nguồn: DCVONline tổng hợp


Penelope Faulkner, một người hoạt động thâm niên với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, tường thuật rằng sắc lệnh bí mật chỉ thị các đảng viên và nhân viên an ninh từ trung ương đến cấp cơ sở “chống đối, đàn áp, cô lập, và chia rẽ” giới lãnh đạo của Phật giáo Thống nhất. Bà Faulkner xác quyết rằng, “các sắc lệnh này chỉ thị việc huấn luyện các nhân viên đặc biệt nhằm len lỏi vào GHPGTN, không những chỉ thu thập tin tức tình báo và tường trình các hoạt động của GHPGTN, mà còn nhằm gây chia rẽ và bất đồng trong hàng ngũ các cấp, để làm suy yếu GHPGTN ngay từ bên trong.”

Theo bà Faulkner, các “nhân viên đặc biệt” này đã và đang mở rộng các hoạt động đánh phá ra hải ngoại - Úc châu được lựa chọn làm nơi thử nghiệm trong chiến lược này.


Úc châu – Thử nghiệm mẫu

Bà Faulkner nhấn mạnh rằng Hà Nội đã và đang các tổ chức “măt trận” nhằm làm suy yếu các tổ chức tôn giáo tại hải ngoại và những người vận động dân chủ, đồng thời đã gởi hàng trăm nhà tu “quốc doanh” đến Úc và Hoa Kỳ.

Một tổ chức quốc doanh hiện đang tấn công GHPGTN được thành lập tại một hội nghị ở Sydney , Úc vào ngày 1 tháng 1 năm 2009. “Mặt trận” này tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Liên lục địa.”

Bà Faulkner nói rằng âm mưu của các tổ chức bình phong (mặt trận) này “không nhằm cổ vũ chủ nghĩa cộng sản một cách lộ liễu, nhưng nhắn gởi với các Phật tử rằng họ không nên dính líu đến chính trị mà chỉ nên tụng niệm và gởi tiền về Việt Nam, và không can dự vào phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền.”

Bà Faulkner tin rằng Hà Nội đang tiến hành các hoạt động hù dọa Phật tử hại ngoại và bà Faulkner trích dẫn từ sắc lệnh bí mật chỉ thị cho giới thẩm quyền Việt Nam “có động thái phủ đầu để ngăn chặn các chính phủ Tây phương tiến hành các điều tra về nhân quyền” tại Việt Nam.

Sắc lệnh chỉ rõ rằng, “Đề nghị Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp các hoạt động giữa các bộ Thông tin và Tuyên truyền, bộ Nội vụ, bộ Ngoại giao, ban Tôn giáo trung ương và các ‘Việt kiều hải ngoại’ cùng làm việc nhằm thực hiện chính sách này.”

Một thành viên của “Phật giáo Liên lục địa”, một tu sĩ tại Sydney, bị bắt gặp nói chuyện với cả chục sĩ quan an ninh cấp cao CSVN vào ngày 26 tháng 11 năm 2009 tại Quốc hội Úc ở Canberra. Cùng ngày, phái đoàn của GHPGTN hải ngoại có cuộc gặp gỡ với chính phủ Úc.

Vài ngày sau đó, ngôi chùa thuộc GHPGTN tại miền Tây Úc bị xúc phạm.

Bà Faulkner, một thành viên trong phái đoàn của GHPGTN, nhìn nhận rằng các sĩ quan an ninh CSVN có lẽ chỉ tham dự cuộc họp tại Quốc hội Úc với mục đích ngoại giao nào đó, và bà cũNg không nghi ngờ gì việc các sĩ quan này đã báo cáo với cấp trên của họ ở Hà Nội về việc nhìn thấy phái đoàn GHPGTN tại Quốc hội Úc.

Bà Faulkner cũng khẳng định rằng việc xúc phạm ngôi chùa tại Tây Úc không phải là một ngẫu nhiên.

TT Phước Nhơn ôm đầu tượng phật bị xúc phạm tại sân chùa ở Marangaroo, Tây Úc (January 2009)
Nguồn: Scott Johnson


Vào tháng 1 năm 2010 người viết đã đến thăm ngôi chùa này tại Perth, Tây Úc, và có cuộc nói chuyện với vị sư trụ trì, Thượng tọa Thích Phước Nhơn. TT Phước Nhơn ôm trên tay thủ cấp của một trong hai pho tượng Phật bị chém đầu và nói rằng Hà Nội đã từ lâu muốn loại bỏ GHPGTN.

TT Phước Nhơn cũng nói rằng Thượng toạ có nhận một bức thư nặc danh bằng vàng mã vào năm 2009. Đồ mã là một loại giấy dùng cho ma chay theo phong tục cổ xưa, vị sư trụ trì nói rằng chỉ có một lời giải thích duy nhất về lá thư này, “đe dọa ám sát.”

Các Phật tử thuộc ngôi chùa của TT Phước Nhơn đã nhận nhiều cuộc điện thoại đe dọa, cũng theo lời của Thượng tọa.

TT Phước Nhơn bảo rằng, “các bức tượng sẽ được tu sửa.”


© DCVOnline