Pages

Friday, April 9, 2010

Trung Quốc quay trở lại với lập trường hiếu chiến trên vùng biển Đông



Ông Robert Scher (trái), Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Đông Nam Á, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và ông Robert Shear (phải), Phó trợ lý phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. (Gary Feuerberg/Epoch Times)




Tiến sĩ Richard P. Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Henry L. Stimson, tại Uỷ ban Xem xét Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung ở Đồi Capitol. (Gary Feuerberg/Epoch Times)




Tác giả: Gary Feuerberg
Thứ ba, 16 Tháng 3 2010 00:00

WASHINGTON- Trong một buổi điều trần kéo dài cả ngày vào hôm 4 tháng 2 năm 2010 tại Capitol Hill, các thành viên Hạ viện Mỹ và các chuyên gia đến từ các Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ, các học viện và các tổ chức phi chính phủ đã đưa ra bằng chứng về các hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và những hệ quả về kinh tế, chiến lược và an ninh đối với Mỹ. Những mối lo ngại của các nước láng giềng của Trung Quốc trên đại lục và ở vùng biển phía Nam đã được thảo luận liên quan đến việc Trung Quốc ngày càng sẵn lòng sử dụng vũ lực và đe doạ để hậu thuẫn cho các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của mình.

Buổi điều trần do Uỷ ban Xem xét Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) tiến hành, là cơ quan cố vấn cho Quốc hội về các hoạt động của Trung Quốc.

“Đặc biệt là trong vùng biển Đông, Trung Quốc đang ngày càng trở nên khẳng định – thậm chí khiêu khích – đối với các nước láng giềng về các vấn đề trên biển,” Tiến sĩ Richard Cronin thuộc Trung tâm Henry L. Stimson nói. TS Cronin dẫn chứng rằng dường như Trung Quốc đang quay trở lại lập trường trước năm 1995 của mình khi họ chọn dùng hành động quân sự để hậu thuẫn cho các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của mình ở vùng biển Đông.

“Kể từ thập niên 50, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố hầu hết vùng biển Đông là hải phận của Trung Quốc,” TS Andrew Scobell thuộc trường Đại học Texax A&M nói.

“[Từ cuối năm 2007], Trung Quốc đã tăng cường việc tuần tra hải quân, gây áp lực đối với các công ty năng lượng nước ngoài để buộc họ phải dừng các hoạt động tại các vùng biển còn đang tranh chấp, [ tiến hành các bước để chiếm hữu các quần đảo Paracel và Spratly {mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa}] và đơn phương áp đặt các lệnh cấm đánh bắt cá trên một số phần của vùng biển này,” ông Bronson Percival, Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) nói. Ông Percival nói Trung Quốc nhấn mạnh rằng các tuyên bố gây tranh chấp là “các vấn đề song phương,” có nghĩa là giữa Trung Quốc và một nước yếu hơn và không thể được giải quyết bằng “các cơ chế đa phương.”

Năm ngoái, Trung Quốc đã thể hiện hành động rất hiếu chiến đối với các tàu hải quân Mỹ. Vào tháng 3 năm 2009, tàu hải quân Mỹ Impeccable trong vùng biển Đông– đang ở trong hải phận quốc tế – đã bị các tàu Trung Quốc can thiệp và yêu cầu phải rời khỏi khu vực này nếu không “sẽ phải hứng chịu hậu quả”, Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher (Thuộc Đảng Cộng hòa từ tiểu bang California) dẫn chứng. Một vụ việc tương tự đã xảy ra vào tháng 6 với tàu khu trục USS John S. McCain.

“Không thể có nhầm lẫn nào về ý nghĩa của các động thái này. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đang gửi tín hiệu đi một cách hiếu chiến thông qua các hành động của họ, tuyên bố sự thống trị và kiểm soát đối với vùng biển Đông”, ông Rohrabacher nói. Ông nói thêm rằng nếu Trung Quốc hành động hiếu chiến như thế này với Mỹ, thì người ta có thể hình dung mối đe doạ là như thế nào đối với các nước trong khu vực.

“Chúng tôi cực lực phản đối lối hành xử gây rủi ro cho sự an toàn cho các tàu của chúng ta và đó là một sự vi phạm trắng trợn các thông lệ quốc tế về lối hành xử trong vùng biển nằm ngoài các vùng lãnh hải,” Phó trợ lý bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Scher tuyên bố. Ông khẳng định rằng Mỹ bác bỏ bất cứ nỗ lực nào nhằm hạn chế sự tự do của các vùng biển nằm trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Gần 40% diện tích của các đại dương trên thế giới nằm trong phạm vi 200 hải lý của các EEZ. Do đó, các quyền hàng hải phải được bảo vệ, theo ông Scher, vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu và hoà bình quốc tế.

Mặc dù không có sự đe dọa về quân sự rõ ràng nào đối với Trung Quốc, họ vẫn đang xây dựng một lực lượng quân đội khổng lồ, Hạ nghị sĩ Rohrabacher nói. Ông đề cập đến các tên lửa chống vệ tinh và tên lửa đạn đạo chống tàu thuyền mà Trung Quốc đang phát triển, với ý định ngăn chặn khả năng chúng ta đến trợ giúp các nước đồng minh trong khu vực.

Theo người đứng đầu của Ủy ban USCC Larry M. Wortzel, đồng chủ tọa phiên điều trần này, thì tiềm năng hải quân đang lớn mạnh lên của Trung Quốc được coi như một mối đe doạ tiềm tàng đối với các nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc – Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Đài Loan. Ông nói rằng trong chuyến viếng thăm của Ủy ban này đến Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, họ đã nghe thấy một vài lần về các quan ngại của Việt Nam đối với những khẳng định của Trung Quốc trong vùng biển Đông liên quan đến những vùng lãnh thổ mà cả hai nước này cùng tuyên bố chủ quyền.

Sự đồng thuận của tất cả các thành viên tham gia tại buổi điều trần này là Mỹ nên tăng cường tham gia vào khu vực và có một vai trò sống còn trong việc ngăn chặn sự thống lĩnh của Trung Quốc đối với vùng biển Đông và duy trì sự qua lại tự do của quân đội Mỹ và các nguồn cung cấp năng lượng.

ASEAN lo sợ khi thương mại của Trung Quốc tăng trưởng

Vào những năm 1990, các nước Đông Nam Á đã trông đợi trong sợ hãi về điều mà Trung Quốc có thể làm, đặc biệt là liên quan đến vùng lãnh thổ trên vùng biển Đông (còn gọi là biển Nam Trung Quốc) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Walter Lohman, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á của quỹ Heritage Foundation, đã đưa ra các ví dụ về các hành động đối đầu của Trung Quốc với Philippines về quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp và cuộc khủng hoảng tên lửa vào các năm 1995-96 tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990 và các năm đầu của thiên niên kỷ thứ hai, Trung Quốc đã quay ngược lại hình ảnh của mình bằng việc bắt đầu một cuộc “tấn công mê hoặc”, trở nên ít lý tưởng hơn và nhấn mạnh vào các quan hệ thương mại hơn là các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Năm nước sáng lập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) vào năm 1967 là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, sau đó có Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Mục đích là đem lại sự toàn vẹn về kinh tế, chính trị và văn hoá của khu vực.

Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN đang tăng lên hàng năm và nhiều khả năng còn tăng hơn nữa theo Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm nay. Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã đạt mức 193 tỷ đô-la năm 2008, đã vượt qua con số với Mỹ là 181 tỷ đô-la, và khiến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN sau Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. “Về độ lớn của thị trường, thì CAFTA chỉ đứng sau Liên minh Châu Âu và NAFTA,” Giáo sư Donald E. Weatherbee, thuộc trường Đại học Nam Carolina (University of South Carolina) nói.

“Theo Ban thư kí ASEAN, buôn bán giữa ASEAN và Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng bình quân 26%/năm kể từ năm 2003,” ông Walter Lohman thuộc quỹ Heritage Foundation nói. “…có thể trông đợi rằng thương mại của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các đối tác thương mại khác của ASEAN… Trung Quốc hiện đã là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia và Việt Nam và lớn thứ hai của Philippines, Thái Lan, Singapore và Myanmar,” Giáo sư Weatherbee nói.

Về tổng thể, việc thương mại gia tăng đều được các nước này hoan nghênh, nhưng vị thế áp đảo của Trung Quốc ở Châu Á lại làm cho các nước này phải dè chừng về các động cơ của nước này. Bởi vì đồng nhân dân tệ (RMB) bị định giá thấp hơn thực tế và Trung Quốc không muốn định giá lại nó, “xuất khẩu của ASEAN kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế và nhập khẩu của Trung Quốc – mà sẽ tăng lên với CAFTA – có tính cạnh tranh cao hơn trong các thị trường nội địa của ASEAN. Việt Nam đã thấy cần phải giảm giá đồng tiền của họ và các nước ASEAN khác, đặc biệt là Thái Lan có thể sẽ phải làm theo,” Giáo sư Weatherbee nói. Ông cũng nói rằng có những tiếng nói tại Indonesia, thị thường lớn nhất ASEAN, lo ngại rằng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn sẽ dẫn đến một số lớn người mất việc làm trong các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và đánh bắt cá.

Sự tham gia ngày càng tăng của Trung Quốc vào thương mại và đầu tư đã mang lại cho Trung Quốc một đòn bẩy mà họ trước đây họ không có. Ví dụ, quan chức đứng thứ hai ở Trung Quốc, Xi Jinping, đã ở Phnôm Pênh để ký kết 14 hiệp định hỗ trợ kinh tế giữa Trung Quốc và Campuchia, và sau đó 2 ngày Campuchia đã bắt buộc hồi hương 20 người tỵ nạn thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, là những người đã nằm dưới sự bảo vệ của UNHCR, Giáo sư Weatherbee nói.

Ngoại trưởng Clinton: “Nước Mỹ đã quay trở lại”

Tất cả những người đã điều trần đều nói về tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á ven biển đối với Trung Quốc và các nước phải phụ thuộc vào việc đi lại qua vùng biển Đông. “Những đường vận tải biển chạy qua Đông Nam Á nằm trong số những vùng tấp nập và có tầm quan trọng chiến lược nhất trên thế giới… Năm ngoái, 90% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca,” Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David B. Shear nói.

Tuy nhiên, nước Mỹ lại thiếu một chiến lược rõ ràng đối với khu vực này, theo những người đã điều trần.

“Hầu hết chính phủ các nước ASEAN đều tha thiết muốn có sự tham gia sâu rộng hơn của Mỹ. Dưới thời chính quyền George W. Bush, có một nhận thức rộng rãi là nước Mỹ chỉ quan tâm đến cuộc chiến chống khủng bố và không quan tâm đến nhu cầu của các nước Đông Nam Á khác,” Tiến sĩ Ellen Frost, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Peterson Institute for International Economics) dẫn chứng. Chính quyền Obama vẫn đang nỗ lực đổi mới và mở rộng sự tham gia của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Vào tháng 7 năm 2009, Ngoại trưởng Clinton đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (Treaty of Amity and Cooperation), quay ngược lại chính sách của chính quyền Bush và tạo cơ sở pháp lý cho mối quan hệ Mỹ-ASEAN. Cũng trong tháng 7, bà đã tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Phuket, Thái Lan, nơi bà đã tuyên bố, “Hoa Kỳ đã quay trở lại.”

“Tuyên bố của bà Clinton rõ ràng là một câu trả lời cho mối quan ngại rằng sự tham gia của Trung Quốc trong khu vực đang tiềm ẩn nguy cơ làm mất ổn định, đặc biệt là lưu vực sông Mekong và vùng biển Đông,” Tiến sĩ Cronin nói.

Vào tháng 11 Tổng thống Obama đã họp với ASEAN-10 trong chuyến thăm của ông đến Singapore và tham dự Cuộc họp Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), là cuộc gặp gỡ đầu tiên của một tổng thống Mỹ với tất cả những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN. Và vào ngày 1 tháng 2, Nhà Trắng đã thông báo rằng Tổng thống sẽ có chuyến công du đến Indonesia và Australia vào tháng 3.

Sự tham gia của Trung Quốc vào những dự án cơ sở hạ tầng mang tính phá hoại

Phần lớn của bản điều trần của Tiến sĩ Cronin bàn về quyết định xây dựng 8 đập thuỷ điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong, mà ông cho rằng sẽ có tác động tàn phá môi trường đối với các nước ở hạ lưu, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ông cũng quy trách nhiệm cho các nước ở vùng hạ lưu này về tầm nhìn hạn hẹp trong việc theo đuổi sự phát triển không bền vững về môi trường với kế hoạch xây 13 đập nước trên dòng chảy chính ở vùng hạ lưu sông Mekong.

“…các đập nước trên dòng chảy chính ở cả vùng thượng lưu tại Trung Quốc và hạ lưu tại Lào, Thái Lan và Campuchia [và Việt Nam] sẽ có một ảnh hưởng khôn lường đến an ninh con người và an ninh lương thực cũng như sinh kế trên toàn bộ vùng lưu vực sông Mekong,” Tiến sĩ Cronin nói. Việc giữ gìn nguồn cá mà sinh kế và bữa ăn của nhiều người phụ thuộc vào, là không phù hợp với các đập nước này.

Bình luận chung về sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á, Ernest Z. Bower, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS nói:

“Rất thường xuyên, nguồn tài chính của Trung Quốc được sử dụng để xây dựng các dự án không cần thiết chỉ phục vụ cho những đòi hỏi về chính trị hơn là các nhu cầu thực tế. Các dự án này hỗ trợ cho các chính trị gia địa phương hơn là cho các nhu cầu thực tế.”

Tuesday, April 6, 2010

Phái đoàn Quốc Hội CS Việt Nam bị phản đối tại Quốc Hội California

Washington, D.C

Phái đoàn Quốc Hội CS Việt Nam bị phản đối tại Quốc Hội California



Monday, April 05, 2010



Nửa số Nghị sĩ bỏ phòng họp,

Hạ Viện hủy bỏ lễ tiếp đón



Tiffany Lê - Ðông Bàn/Người Việt



SACRAMENTO, Calif. - Chuyến viếng thăm chính thức của phái đoàn Quốc Hội Việt Nam đến Quốc Hội Tiểu Bang California hôm 5 tháng 4 bị hủy bỏ tại Hạ Viện, và gặp phải sự phản đối của khoảng một nửa số nghị sĩ tại Thượng Viện.



LouCorrea_VanTrana-5-4-10-A-L.jpg picture by cungttran2003





Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (trái), phát biểu tại Thượng Viện trước khi phái đoàn Việt Nam được giới thiệu. Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn gởi thư phản đối đến Chủ Tịch Hạ Viện



John Perez. (Hình: Văn Phòng TNS Correa và DB Văn Trần cung cấp)



Phái đoàn Việt Nam do bà Lê Thị Thu Ba, chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội CS Việt Nam , dẫn đầu. Và theo Dân Biểu Trần Thái Văn, ông đã viết thư ngay cho Chủ Tịch Hạ Viện Tiểu Bang John Perez, “ngay sau khi được biết phái đoàn Việt Nam sẽ được tiếp tại Hạ Viện.”

Ông Văn nói với Người Việt, ông đã giải thích với Dân Biểu Perez rằng, sẽ hoàn toàn không đúng đắn nếu “một phái đoàn như vậy, từ một chế độ toàn trị như vậy, lại được tiếp trang trọng ngay trong mùa lễ Tưởng Niệm 35 năm biến cố Tháng Tư Ðen.”

Chủ Tịch Hạ Viện Tiểu Bang John Perez, sau đó đã quyết định hủy buổi đón tiếp.

Tuy nhiên, chương trình đón tiếp tại Thượng Viện Tiểu Bang vẫn diễn ra như dự kiến.?

Cuộc tiếp xúc của Thượng Viện với phái đoàn Quốc Hội Việt Nam gặp sự phản đối của khoảng một nửa số nghị sĩ tiểu bang.



phaiDoanvn5-4-10-B-L.jpg picture by cungttran2003





Phái đoàn đại diện Quốc Hội Việt Nam chờ phía bên ngoài phòng nghị hội của Hạ Viện California . (Hình: Christian Koszka)



Ngay trước khi phái đoàn này, gồm tám thành viên, được chính thức giới thiệu, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa lên tiếng phản đối, chỉ trích Hà Nội, và đưa ra một số “gợi ý.” Thượng Nghị Sĩ Lou Correa nói với Người Việt rằng, ông khuyên phái đoàn Việt Nam “nên học cách mà chính quyền tiểu bang giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền cá nhân, đến nhân quyền, đến quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do tôn giáo.”

Ngay tại phòng họp của Thượng Viện của Tiểu Bang, với phái đoàn Việt Nam đang đứng phía sau, Nghị Sĩ Correa phát biểu, rằng mặc dầu “không thể ngăn chặn chuyến viếng thăm này, nhưng nếu quý vị đã có mặt tại đây, quý vị cần học tất cả các điều liên quan đến ‘quyền,’ để hiểu chính quyền tiểu bang California đối xử với quyền tự do ra sao.”

Phát biểu xong, ông Correa rời phòng họp. Khoảng một nửa số nghị sĩ, hơn 20 người, đa số là các nghị sĩ Cộng Hòa, cũng rời khỏi phòng họp để biểu thị sự phản đối.

Bản tin của văn phòng Nghị Sĩ Correa cho biết, trong khi tám thành viên phái đoàn Việt Nam được giới thiệu tại Thượng Viện, thêm một số nghị sĩ khác cũng đứng dậy, rời phòng họp.

Phía Thượng Viện, Nghị Sĩ Ellen Corbett chính thức giới thiệu phái đoàn này với các đồng viện.

Phóng viên Người Việt gọi đến văn phòng Nghị Sĩ Corbett. Văn phòng từ chối đưa ra lời nhận định, và chuyển sang văn phòng Nghị Sĩ Steinberg. Thượng Nghị Sĩ Steinberg là chủ tịch Ủy Ban Ðịnh Chế Thượng Viện California . Hồi cuối tháng 3 vừa qua, Nghị Sĩ Correa đã gởi phản đối đến Nghị Sĩ Steinberg khi biết rằng Thượng Viện tiểu bang sẽ tiếp chính thức phái đoàn Việt Nam .

Nói với Người Việt, bà Alicia Trost, phát ngôn nhân của văn phòng Nghị Sĩ Steinberg, giải thích về lý do của chuyến viếng thăm Thượng Viện. “Chuyến thăm này là do Chính Phủ Liên Bang sắp xếp. Văn Phòng Quan Hệ Quốc Tế của Thượng Viện Hoa Kỳ sắp xếp các cuộc thăm viếng lẫn nhau, với nhiều quốc gia khác nhau.”

Bà Trost cũng nói thêm, rằng “mọi phái đoàn ngoại quốc đến thăm California đều được giới thiệu trước Thượng Viện. Và đây là phép lịch sự thông thường.”

“Nếu chúng ta đến thăm họ, họ cũng sẽ có hành động tương tự.”

Thông thường, một phái đoàn nước ngoài đến thăm Thượng Viện là để “học về thể chế dân chủ Hoa Kỳ.”

Bà Trost nói văn phòng Nghị Sĩ Steinberg không biết chi tiết của chuyến viếng thăm này.

Thông cáo báo chí của văn phòng Nghị Sĩ Correa viết, có đoạn nói về lời phát biểu của ông trước khi phái đoàn Việt Nam được giới thiệu. Phát biểu có đoạn, “...Tôi đại diện khu vực trung tâm quận Cam, và vùng Little Sài Gòn, nơi có đông người Việt Nam sinh sống nhất, bên ngoài Việt Nam. Chính tai tôi đã nghe nhiều câu chuyện từ cử tri của tôi, về những trường hợp bị tù cải tạo hàng chục năm. Nhiều người bị đi tù cải tạo, không chỉ là những quân nhân, mà còn cả những nhà thơ, nhà báo, ký giả, trí thức, và các lãnh đạo tinh thần...” “Quý vị có thể nói rằng chuyện đó là quá khứ, và hiện tại là khác. Nhưng, những quan tâm về sự thiếu nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn và được sự chú ý và quan tâm của mọi giới.”

Trong khi đó, bức thư mà văn phòng Dân Biểu Trần Thái Văn gởi Chủ Tịch Hạ Viện John Perez có đoạn, “Cá nhân tôi là một người tị nạn cộng sản. Gia đình tôi được di tản ra khỏi Việt Nam cũng vào tháng này, 35 năm trước. Chúng tôi ra đi để trốn sự đàn áp tiếp ngay sau thời điểm những người cộng sản miền Bắc chiếm đóng miền Nam.”

“Và từ thời điểm ấy, Việt Nam luôn là thủ phạm của những vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng mô tả tình trạng nhân quyền Việt Nam là yếu kém...”

Cuối tháng 3 vừa qua, Nghị Sĩ Lou Correa, trong thư phản đối chuyến viếng thăm của phái đoàn Quốc Hội Việt Nam, đã viết tương tự, rằng tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tồi tệ, và nhiều nhân vật tranh đấu cho tự do bị cầm tù.

Thượng Nghị Sĩ Correa cũng nhắc cho đồng viện của ông tại Quốc Hội Tiểu Bang, là thời điểm tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 đang đến gần. Biến cố này đáng ghi nhớ cho cộng đồng gốc Việt, và cho “tất cả chúng ta, về những người đã chết trong cuộc chiến Việt Nam .”

China dismisses Mekong dam criticism at regional meeting

HUA HIN, Thailand (AFP) – China rejected criticism Monday of its dams on the shrinking Mekong River, telling Southeast Asian leaders that it was not to blame for a regional drought affecting millions of people.

At a landmark meeting with the heads of four Southeast Asian nations, Beijing's Vice Foreign Minister Song Tao denied activists' criticism that the hydropower dams had exacerbated decades-low water levels downstream.

"Statistics show that the recent drought that hit the whole river basin is attributable to the extreme dry weather, and the water level decline of the Mekong River has nothing to do with the hydropower development," he said.

The leaders of Thailand, Cambodia, Laos and Vietnam -- the member-states of the Mekong River Commission (MRC) -- convened in the Thai coastal town of Hua Hin to discuss management of the river, on which more than 60 million people rely.

China -- itself suffering the worst drought in a century in its southwest, with more than 24 million people short of drinking water -- attended the talks as a dialogue partner of the MRC, as did military-ruled Myanmar.

"China itself is also a victim of the present severe drought," Song told the summit, where the four MRC states signed a treaty pledging to prioritise tackling climate change and responding to drought.

The so-called "Mighty Mekong" has dropped to its lowest level in 50 years in northern Thailand and Laos, alarming communities who depend on the critical waterway for food, transport, drinking water and irrigation.

More than 60 million people rely in some way on the river, which is the world's largest inland fishery, producing an annual estimated catch of 3.9 million tonnes, according to the MRC.

The commission has warned that the health of the Mekong Basin and the river's eco-systems could be threatened by proposed dams and expanding populations.

The abnormally low levels have raised fears over already endangered species such as the Mekong giant catfish.

At the first summit in the commission's 15-year history, Thai Prime Minister Abhisit Vejjajiva warned the Mekong "will not survive" without good management.

"The Mekong River is being threatened by serious problems arising from both the unsustainable use of water and the effects of climate change," he said, adding the meeting was "an important wake-up call."

The Chinese delegation arrived Sunday and met for bilateral talks with MRC countries seeking more information about the economic power's dams, seen by activists as being behind the current water shortage.

In a bid to end speculation about its river projects, China -- which has eight planned or existing dams on the mainstream river -- recently agreed to share data from two stations during this dry season.

During the talks, Beijing offered to release further information from its mainstream dams -- which was hailed as a "significant step forward" by the MRC Secretariat's chief, Jeremy Bird.

Abhisit for his part said he hoped China's cooperation would become "more regular" in the future.

Priorities laid out in the summit's declaration included identifying the opportunities and challenges of hydropower and other infrastructure development in the Mekong Basin, as well as improvements in information sharing.

Environmentalist Anond Snidvongs, director of the Southeast Asia START Regional Centre, which researches environmental change, called for the data also to be made available to the general public and scientific communities.

Thailand invoked a tough security law and deployed thousands of troops in Hua Hin to ensure protesters did not disrupt the summit, in light of mass anti-government "Red Shirt" rallies in Bangkok since mid-March.

Friday, April 2, 2010

Bọn Chống Mỹ Bán Nước Qua Mỹ Học Cách Thương Dân

PHÁI ĐOÀN QUỐC HỘI VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CSVN
QUA MỸ HỌC CÁCH NHÂN ĐẠO XỬ TỬ TÙ.

PHÁI ĐOÀN QUỐC HỘI VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CSVN
QUA MỸ HỌC CÁCH NHÂN ĐẠO XỬ TỬ TÙ.

(Tin nầy cũng được đăng trên Việt Báo tại Link: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=157448 )


California (VietPress USA): Một phái đoàn Quốc Hội Việt Nam do bà Lê Thị Thu Ba là chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Định Chế Quốc Hội CSVN sẽ đến thăm Quốc Hội California vào ngày 05-4-2010 sắp tới đây. Phái đoàn nầy sẽ gồm 7 nhân vật, trong đó có lối 3 Đại Biểu Quốc Hội và 3 viên chức về pháp chế của văn phòng Quốc Hội.



Theo nguồn tin từ Hoa Thịnh Đốn cho biếr rằng, phái đoàn nầy do Bộ Ngoại Giao và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ mời trong chương trình STAR và chuyến đi được tài trợ bởi USAID là cơ quan phụ trách về viện trợ quốc tế của Hoa Kỳ.

Từ lâu nay giữa Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã có những hợp tác nhằm giúp phía ngành lập pháp Việt Nam nghiên cứu các nguyên tắc của thể chế Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp phân quyền và độc lập mà các nước tự do dân chủ đang áp dụng. Luật về người Khuyết Tật của Việt Nam là hoàn toàn được phía Hoa Kỳ hỗ trợ soạn thảo theo như Luật về Người Khuyết Tật của Mỹ và đã được Quốc Hội Việt Nam ban hành cách nay 3 năm.



Ngày nay, Quốc Hội Việt Nam muốn cải tiến một số luật liên quan đến nhân đạo và nhân quyền nên Ủy Ban Tư Pháp Định Chế của Quốc Hội CSVN được Bộ Ngoại Giao và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ mời và thu xếp cuộc tiếp xúc trao đổi với Quốc Hội Hoa Kỳ. Mục đích chuyến đi lần nầy là Quốc Hội Việt Nam muốn thay đổi về các luật liên quan đến án phạt, mà trong đó Việt Nam muốn bỏ việc xử bắn tử tội, và thay vào đó là muốn học theo cách của Hoa Kỳ là chích thuốc để tử tội bớt đau đớn và thể xác còn nguyên vẹn sau khi chết.



Vì California là Tiểu Bang có nhà tù lớn nhất Hoa Kỳ và số lượng tù nhân lớn nhất nên Phái Đoàn Ủy Ban Tư Pháp Định Chế Quốc Hội Việt Nam muốn đến thăm và trao đổi với Thượng Viện Quốc Hội California. Theo lịch trình thì vào ngày 05-4-2010 sắp tới, TNS Darrell Steinberg, Chủ Tịch Thượng Viện California kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Pháp Chế Thượng Viện sẽ chính thức tiếp đón phái đoàn nầy do bà Lê Thị Thu Ba, Chủ Tịch Ủy Ban Pháp Chế Quốc Hội Việt Nam làm trưởng phái đoàn.



Mới đây, TNS Tiểu Bang California là ông Lou Correa đã chính thức gởi văn thư lên Chủ Tịch Thượng Viện California để đề nghị không tiếp đón phái đoàn nầy. Tin báo chí đã loan cho hay văn thư của TNS Correa viết rằng, ông muốn chia sẻ quan ngại của ông với TNS Steinberg và các thành viên của Ủy Ban Định Chế Thượng Viện California, liên quan đến cuộc viếng thăm chính thức của một phái đoàn chính phủ Việt Nam. Thư ngỏ của TNS Correa viết rằng tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tồi tệ, và nhiều nhân vật tranh đấu cho tự do tại Việt Nam bị cầm tù nên đề nghị Thượng Viện California không nên tiếp đón đoàn khách nầy của CSVN.



Trong khi đó, một tin khác từ giới chức thân cận Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay rằng tiếp theo phái đoàn Ủy Ban Tư Pháp Định Chế Quốc Hội CSVN đến thăm Thượng Viện California, thì một đoàn khác của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao của CSVN sẽ do ông Viện Phó Khuất Văn Ngà hướng dẫn, cũng được USAID tài trợ đến thăm thủ phủ Tiểu Bang California tại Sacramento và đi thăm các nhà tù ở California, mà đặc biệt là thăm nhà tù tử hình San Quentin tại quận hạt Marin thuộc California. Đây là nhà tù của toàn Tiểu Bang California (State Prison) và là nhà tù lớn nhất trên toàn Hoa Kỳ chỉ giam giữ các trù nhân nam (Male) sau khi bị kết án tử hình và chờ ngày xử tử. Các nữ tử tù được giam chờ xử tại Central California Women's Facility ở cách thành phố Chowchilla lối 5 dặn, thuộc quận hạt Madera, California.



Nhà tù tử hình San Quentin dành cho nam tử tội được mở cửa từ tháng 7 năm 1852 và nay là nhà tù có tuổi thọ cao nhất của Hoa Kỳ, được xây dựng trên 432 Acres (175 Ha) nằm trên mũi San Quantin nhìn ra vùng biển thơ mộng của Vịnh San Francisco. Nhà tù nầy có phòng xử hơi ngạt nhưng kể từ năm 1996 thì không còn dùng hơi ngạt theo kiểu lò sát sinh Đức Quốc Xã nữa, mà xử tử bằng cách chích chất độc vào mạch máu (Lethal injection). Nhà tù tử hình nam nầy rất nổi tiếng vì họ cũng thường tổ chức ca nhạc, hòa tấu và nhiều phim được quay hay sách được viết về họ. Riêng khu giam giữ chiếm 275 Acres (111 Ha) và các khu nhà tổng hợp trị giá khoảng US$664 Triệu. Khu giam giữ tập trung tù nam tử hình khắp California về chờ giết dự kiến chỉ chứa lối 3,082 người theo thiết kế cuối năm 2008, nhưng ngày nay số tù tử hình nam chờ giết đã trên 5,500 người với một Ban Giám Thị và an ninh lên đến 1,718 người và chi phí lương bỗng, nuôi ăn tốn kém tới US$210 Triệu/năm.



Từ năm 1893 đến 1937, đã có 215 tử tù nam bị giết bằng thắt cổ. Sau đó có 196 người bị xử bằng cách nhốt vào phòng hơi ngạt (Gas chamber). Năm 1995 phương pháp giết bằng hơi ngạt bị cho là độc ác nên luật Tiểu Bang California cho xử tử bằng cách tiêm chất độc vào gân máu và nơi xử là trong phòng hơi ngạt cũ. Từ 1996 đến 2006, đã có 11 tử tù bị giết bằng chích thuốc độc. Năm 2007, một số nhà lập pháp California biết tin rằng chính quyền cho xây thêm một khu xử tử mà không hề báo cho Quốc Hội và công luận. Phòng xử chích thuốc độc cũ chỉ rộng 43 Square Feet và chỉ có một lỗ nhìn vào quan sát. Sau đó Thống Đốc Arnold Schwarzennegger cho xây khu rộng 230 Sf và có 3 lỗ nhìn cho thân nhân, báo chí và nhân viên công lực quan sát. Ban đầu bị chỉ trách, Thống Đốc Arnold Schwarzennegger liền cho ngưng chương trình, nhưng sau đó Quốc Hội California đã cấp kinh phí US$180,000 để hoàn tất phòng xử tử bằng chích thuốc độc rộng rãi nầy.



Theo tin tiết lộ không nêu tên thì nay Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao của CSVN muốn đến học hỏi cách giết người của Mỹ để lấy kinh nghiệm về áp dụng theo luật mới ở Việt Nam. Phái đoàn của ông Giám Sát Viên Tối Cao Khuất Văn Ngà sẽ được chứng kiến một vụ xử tử, và được phỏng vấn chuyên viên pha chế thuốc độc và cả phỏng vấn 2 người "đại diện thần chết" thường làm nhiệm vụ bịt mắt tử tù, khớp tay chân vào ghế xử và chích thuốc vào gân máu mà thường là ven gân ở cổ ! Hạnh Dương