Sunday, March 21, 2010
China to respond if hit by U.S. trade sanctions: MOFCOM
BEIJING (Reuters) – Beijing will take retaliatory steps if the United States declares China a currency manipulator and imposes trade sanctions, commerce minister Chen Deming said on Sunday, the latest salvo in a spat over the value of the yuan.
Chen, speaking at the China Development Forum, again accused Washington of politicizing the issue ahead of an April 15 deadline when the U.S. Treasury must decide whether to declare China a currency manipulator. (See Factbox on currency manipulation)
"The currency is a sovereign issue and should not be an issue to be discussed between two countries," Chen said.
"We think the renminbi (yuan) is not undervalued, but if the U.S. Treasury gave an untrue reply for its own needs, we will wait and see. If such a reply is followed by trade sanctions, I think we will not do nothing. We will also respond if this means litigation under the global legal framework."
He did not specify how Beijing might respond.
Political pressure is growing in Washington to declare China a currency manipulator, with some U.S. senators threatening to slap duties on Chinese products if Beijing does not allow the yuan to rise.
China has held its currency near 6.83 yuan to the dollar since mid-2008 in order to help China's exporters weather the global financial crisis.
But some U.S. legislators say that has kept the yuan artificially undervalued by as much as 40 percent, causing imbalances in bilateral and global trade flows.
TRADE SURPLUS 'OVERESTIMATED'
Chen accused Washington of overestimating the size of China's trade surplus with the United States, putting more pressure on the relationship between the world's biggest and third-biggest economies.
The defiant weekend comments stood in contrast to a ministry statement on Friday, which was widely interpreted as an attempt to bridge differences.
The ministry said then that it would send a vice minister to Washington next week to try to ease trade frictions, although it specifically noted that China's currency policy was off-limits.
Speaking on Sunday, Chen said that any adjustment to the yuan's value would not by itself resolve global trade imbalances, adding that China's trade balance could turn to a deficit in March.
He said that from 2005 to 2008, the yuan had appreciated by more than 20 percent while the country's trade surplus increased. In 2009, he added, the yuan was steady but the trade surplus fell by 34 percent.
"A country's currency appreciation is very limited in helping to rebalance global trade," he said. "I personally expect that China could possibly have a trade deficit in March."
Chen called on all countries to oppose any form of trade protectionism, a theme that echoed an earlier speech by Vice Premier Li Keqiang, though they did not mention specific countries.
(Editing by Jeremy Laurence)
Saturday, March 6, 2010
Xếp Nhớn làm vua, ân nhân, bè bạn đua nhau đi làm đại sứ
Lúc tranh cử, ông hứa hẹn với người dân “sẽ thay đổi lối làm việc ở Washington.” Không dám vội xét đoán lời hứa này đã được ông thực hiện tới đâu, nhưng nhìn vào danh sách những người được ông chọn làm đại sứ thì thấy ngay lời hứa của ông... không thật sự đi đôi với việc làm.
Tính từ ngày tuyên thệ nhậm chức tới giờ, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đề cử gần 90 tân đại sứ Mỹ. Danh sách những ông sứ, bà sứ được Tòa Bạch Ốc gửi sang Quốc Hội để xin phê chuẩn cho thấy 56% là những người đã góp công góp sức vận động quyền tiền cho tổng thống từ lúc ông còn đang vất vả vận động tranh cử, 44% ghế đại sứ còn lại được ông dành cho những nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Cứ nhìn vào hoạt động trong năm 2007-08 của những tân đại sứ Hoa Kỳ thì thấy ngay. Bà Beatrice Wilkinson Welters vừa rời D.C. để sang Trinadad & Tobago làm đại sứ ở quốc gia nhỏ bé nhưng nắng ấm quanh năm, nổi tiếng với những bãi biển xinh đẹp. Thành tích chính trị cũng bà đại sứ không có mấy, kinh nghiệm ngoại giao cũng chẳng nhiều, nhưng vợ chồng bà đã có công giúp quyên được nửa triệu dollars cho ứng cử viên Obama. Sau ngày ông Obama đắc cử, bà tân đại sứ và chồng lại quyên thêm được hơn 100,000 dollars cho Quỹ Tổ Chức Lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức.
Trường hợp của bà Welters không phải là trường hợp duy nhất. Ông Charles Rivkin giúp 800,000 dollars bây giờ đang ngồi ở Paris, ông Alan Solomont tặng nửa triệu bạc hiện đang ngồi ở Madrid, ông bạn thân Louis Susman - quen biết gia đình tổng thống từ ngày hai nhà còn hàn vi ở Chicago - mới trình ủy nhiệm thư ở London, và ông Cựu Phó Thống Ðốc Don Beyer của tiểu bang Virginia cũng vừa đưa cả gia đình đi trượt tuyết ở Thụy Sĩ. Chẳng phải tự dưng ông Beyer được cử sang quốc gia đẹp nhất Âu Châu: hồ sơ cá nhân ông đệ nạp cho Ủy Ban Ngoại Thượng Viện ghi rõ ông đã giúp quyên được 750,000 dollars cho liên danh Obama-Biden.
Bên cạnh những ân nhân đã góp phần đưa mình vào Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Obama còn cử những người đã có công với đảng Dân Chủ từ những ngày ông chưa xuất hiện ở chính trường. Ðứng đầu danh sách là ông Philip Murphy đang làm đại sứ ở Ðức - người từ năm 1989 đến giờ đã bỏ ra 1.5 triệu dollars tiền túi tặng cho đảng - và kế đến là bà Anne Andrew cũng vừa nhận nhiệm sở ở Costa Rica với khoản tiền đóng góp cũng lên tới cả triệu dollars. Trường hợp của bà này lại đặc biệt hơn: ông chồng từng giữ một chức vụ cao trong Ủy Ban Ðiều Hành Dân Chủ Trung Ương, và là một trong những người đầu tiên đứng ra vận động xin các “siêu đại biểu” bỏ phiếu cho ông Obama, đừng chọn bà Hillary Clinton.
Chuyện tổng thống cử người quen biết đi làm đại sứ Mỹ bắt đầu từ ngày lập quốc và nở rộ trong chính trường Hoa Kỳ từ thời 1960 sau khi ông John F. Kennedy đắc cử tổng thống, và các nhà lãnh đạo nước Mỹ sau đó tiếp tục làm, bất kể sự chống đối của những viên chức ngoại giao chuyên nghiệp. Bà Susan Johnson, Chủ Tịch Hội Các Nhà Ngoại Giao Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ từng nhiều lần thay mặt các hội viên lên tiếng phản đối việc này, và ví von với giọng mỉa mai, “chức vụ đại sứ đâu phải là chức vụ đem cho thuê hay để phân phát cho người thân hoặc ân nhân!!!”
Mới đây trong một buổi nói chuyện ở D.C., bà còn bảo đã từng có thời đại sứ là những người chỉ lo chuyện nghi lễ, nhưng bây giờ “là người đọc những bản báo cáo mật liên quan đến tình báo, an ninh và quốc phòng,” do đó “chuyện cử người không chuyên nghiệp vào các chức vụ quan trọng như vậy là điều hoàn toàn sai.” Bà Johnson kết thúc bài nói chuyện hùng hồn bằng câu, “nếu nước Mỹ luôn luôn đòi hỏi những quân nhân chuyên nghiệp điều khiển chiến trường thì nước Mỹ cũng đòi hỏi những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, đầy kinh nghiệm làm đại diện cho quốc gia ở các nước khác.” Bà không quên nhắc lại lời hứa “sẽ thay đổi” mà ông Obama đưa ra khi vận động kiếm phiếu, “rồi cuối cùng có thấy thay đổi gì trong chuyện đổi chác chính trị này đâu!!!”
Nếu đổ tất cả mọi lỗi cho ông Obama thì cũng hơi oan. Trước ngày rời Chicago để về D.C. làm việc, ông từng tuyên bố sẽ có “một số người” không phải là dân ngoại giao chuyên nghiệp được ông chọn làm đại sứ. Nhưng điều khiến các chuyên gia ngoại giao Mỹ ngạc nhiên là ông bảo “chỉ một số người” nhưng bây giờ “thì nhiều quá.” Ông David Levinthal thuộc tổ chức CRP chuyên quan sát và phê phán hoạt động của chính quyền bảo rằng “cứ nhìn vào các hồ sơ đề cử mà Tòa Bạch Ốc gửi sang Thượng Viện thì thấy ngay phần đông đại sứ là những người hoặc có công đóng góp cho ông Obama, hoặc có công đóng góp cho đảng.”
Dĩ nhiên Tòa Bạch Ốc không bao giờ hài lòng với kết luận đó!!! Ông phụ tá phát ngôn viên Tommy Vierto giải thích phía báo chí “không công bằng khi chỉ dựa vào danh sách đề cử đầu tiên rồi vội vã xét đoán.” Ông Vierto giải thích các ghế đại sứ bị bỏ trống đều là ghế của những người do ông George W. Bush chọn và ông Obama đề cử người “theo đúng truyền thống chính trị” của nước Mỹ. Một viên chức khác thân cận với ông Obama còn quả quyết trong một hai năm tới “mọi người sẽ thấy 70% ghế đại sứ thuộc về dân ngoại giao chuyên nghiệp.”
Nhưng chính giới ngoại giao chuyên nghiệp của Hoa Kỳ cũng chẳng hài lòng với lời cam kết này. Một nhà ngoại giao yêu cầu không nêu tên than trách là các chỗ sang trọng, ngon lành “bè bạn của tổng thống hay ân nhân của đảng chiếm hết rồi, những chỗ còn lại như Haiti, Zimbabwe, Condo, Serbia, Lào, Cam Bốt thì dành cho anh chị em chúng tôi!!!”
Tòa Bạch Ốc cũng đưa dẫn chứng cho thấy không phải những người được đề cử đều là “người thân” của tổng thống, chẳng hạn như ông đại sứ tại Bắc Kinh John Huntsman là người của đảng Cộng Hòa, từng đứng trong Ủy Ban Vận Ðộng Tranh Cử cho ông John McCain, hay bà Eleni Tsakopoulos-Kounalakis mới đi sứ ở Hungary là người “theo ứng viên Hillary Clinton tới cùng, từng quyên góp được cả trăm ngàn dollars cho bà Clinton.”
Chuyện bên lề để chấm dứt bài này: mãi đến cuối năm ngoái Tổng Thống Obama mới tìm được người làm đại sứ ở Vatican. Thoạt đầu ông chọn bà Carolina Kennedy nhưng Tòa Thánh lắc đầu, sau đó ông chọn ông Doughlas Kmiec nhưng Tòa Thánh cũng từ chối. Lý do: cả hai đều đạt tiêu chuẩn vì là người Công Giáo, nhưng Ðức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y quyền lực của Tòa Thánh không bằng lòng vì họ ủng hộ phá thai và tán thành ý kiến cho người đồng tính lấy nhau. Cuối cùng để làm hài lòng Ðức Thánh Cha, ông Obama phải đề cử Giáo Sư Miguel Diaz.
Vài hàng về Giáo Sư Miguel Diaz, tân đại sứ Mỹ ở quốc gia nhỏ bé nhất thế giới: đương nhiên phải là người Công Giáo, từng dạy thần học ở Ðại Học Công Giáo Saint John. Trong buổi điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, ông đại sứ nói, “Cả đời chỉ một lần bỏ tiền ủng hộ cho đảng phái chính trị.” Lần duy nhất đó ông ký tấm ngân phiếu 1,000 dollars tặng cho đảng... Cộng Hòa!
32 năm tù cho vụ án cần sa
Cảnh sát Anh quốc hi vọng sẽ bắt và khởi tố thêm nhiều tội phạm sau khi một băng 12 người Việt Nam bị bỏ tù về tội trồng 8 khu vườn cần sa ở mạn bắc xứ Wales.
Các bị cáo bị tòa tuyên tổng cộng 32 năm tù vào hôm thứ Hai, sau khi tòa ở Mold nghe thấy con số lợi nhuận cho phi vụ này vào khoảng 3,5 triệu bảng.
Đa số các bị cáo bị các băng nhóm tội phạm gài bẫy, đưa họ vào Anh bất hợp pháp.
Cảnh sát North Wales nói băng đảng này "tinh vi và tổ chức cao".
Nhân viên sở cảnh sát Anthony Harvey nói bản án là kết quả của quá trình điều tra kéo dài ba tháng.
Ông nói thêm: "Vụ án này đã phá vỡ một tổ chức tội phạm rõ ràng là tinh vi và chặt chẽ, liên quan đến ba khu vực cảnh sát ở miền bắc xứ Wales và thiết lập một mạng lưới toàn quốc.
"Ở tầm quốc gia, vấn đề các mạng lưới tội phạm tổ chức cao, kiểm soát các điểm trồng cần sa một cách chuyên nghiệp đang được coi là nhiệm vụ hàng đầu, và với kết quả hôm nay, cảnh sát North Wales hi vọng sẽ chuyển ra thông điệp là chúng tôi coi chuyện này đặc biệt nghiêm trọng."
"Ảnh hưởng của tội phạm loại này là rất lớn, nguy cơ cháy nổ rất cao ở các khu vườn, và các chủ nhà lỡ cho thuê phải tốn kém hàng chục ngàn bảng để sửa nhà."
"Đang có thêm điều tra để bắt và khởi tố các đối tượng có liên quan đến vụ án này."
Thuê nhà
Tòa án cũng được nghe trình bày vụ việc liên quan đến qui trình trồng và chế biến cần sa ở các địa chỉ ở Anglesey, Gwynedd, Conwy và Flintshire.
Các công ty bảo hiểm đã phải trả 102.920 bảng Anh để các chủ nhà sửa chữa thiệt hại.
Cần sa
Nhà ở bị biến thành vườn cần sa
Công tố viên Elen Owen nói: "Các căn nhà được thuê từ những chủ hộ tư nhân, mà họ không hề biết nhà của mình sẽ được sử dụng vào việc gì."
Mỗi phòng sẽ được chia thành các khu tách biệt, hệ thống thông gió sẽ xuyên qua mái, còn hệ thống điện và nước cũng được lắp đặt lại, bà nói.
Tòa nghe thấy là những kẻ chủ mưu phát triển ngành trồng cần sa ở North Wales không bị bắt, nhưng có ba bị cáo được xác định là người điều hành hay quản lý trong đường dây này.
Đa số bị cáo là người nhập cư bất hợp pháp, trả tiền vượt biên vào Anh với hi vọng sẽ tìm được cuộc sống tốt hơn.
Nhưng đến đây thì họ bị các băng đảng tội phạm gày bẫy, đưa họ vào Anh trông nom các vườn cannabis để "trả nợ".
Một vài người không nói được tiếng Anh, sống trong nhà để chăm sóc cây, ít ra ngoài, và đơn giản là được cho ăn và có nơi để sống, tòa được cho biết.
Hai người được nêu tên là cô Hoan Tran 24 tuổi, cùng người tình Doah Thai 28 tuổi từ Rhyl, cùng một phụ nữ khác là Huong Mai Pham 24 tuổi, không có địa chỉ cố định, được quan tòa phán rằng ông cho rằng họ giữ vai trò quan trọng trong phần thuê nhà.
Mỗi người nhận bản án 4 năm rưỡi tù giam.
Người cùng chung sống với cô Pham la Thuong Tran 31 tuổi, cũng không có chỗ ở nhất định, nhận bản án 3 năm tù, về tội cũng tham gia "làm vườn" và lái xe. Tất cả bốn người này đều nhận tội.
Thuy Nguyen 28 tuổi, không có địa chỉ rõ ràng, nhận hai tội liên quan đến chế biến cần sa.
Một thiếu niên 16 tuổi nhận án 4 tháng giam giữ và huấn luyện về tội chăm sóc các cây cần sa này.
Trong một phiên xử khác, có 6 bị cáo bị tù sau khi quan tòa nói rằng họ là người làm vườn, chạy việc hoặc lái xe cung cấp hàng.
Luong Manh 37 tuổi, Ha Tran 34 tuổi, và Khai Vuong 33 tuổi sống ở Rhosesmor gần Mold, nhận tội và mỗi người lãnh hai năm tù.
Duy Thai 33 tuổi từ Rhyl, và Thai Trang 37 tuổi không có địa chỉ cố định, mỗi người lãnh hai năm tù về tội chế biến, và Quy Le 19 tuổi từ Rhyl chịu 20 tháng cải tạo dành cho thanh niên.
Quan tòa John Rogers QC phán rằng tất cả tài sản tịch thu được trong vụ án sẽ được dành để bồi hoàn lại cho các công ty bảo hiểm đã trả tiền sửa nhà.
Các ngôi nhà được thuê để trồng cần sa nằm ở các địa điểm Valley, Holyhead, Llangefni, Llandegfan và Llanddaniel ờ̉ Anglesey và Prestatyn cùng Bontnewydd ở Denbighshire.
Trồng cần sa trong nhà sang trọng
Cảnh sát Anh đột nhập vào một tòa biệt thự ở Sutton Coldfield, miền trung nước Anh, được dùng làm vườn trồng cần sa (cannabis) với lượng ma túy trị gia lên đến 250.000 bảng.
Báo chí địa phương đưa tin về một căn biệt thự 7 phòng ngủ trên con đường tư nhân, Roman Road ở khu Little Aston, nơi mỗi căn nhà giá khoảng 1 triệu bảng.
Đó là một phần của chiến dịch lớn hôm đầu tuần của cảnh sát Anh, kéo theo hơn 1.000 cây cần sa bị triệt hạ và 17 vụ bắt giữ.
Cảnh sát West Midlands nói tòa biệt thự này là nơi trồng, còn việc chế biến được thực hiện ở ít nhất là hai ngôi nhà khác.
"Khu nhà này là khu sang nhất ở Birmingham - là nơi sống của các cầu thủ bóng đá và doanh nhân giàu có, không phải là chỗ của các tay mua bán ma túy," cư dân 25 tuổi Olivia Fearnly nói với phóng viên địa phương.
Cảnh sát nói bắt giữ 12 đàn ông và 5 phụ nữ, mà đa số là người Việt Nam, cùng 50.000 bảng tiền mặt.
50 nhân viên công vụ đã tham gia chiến dịch và lục soát 8 căn hộ trong tỉnh.
Nhiều căn nhà ở Anh được lắp hệ thống đèn mặt trời và các phòng ngủ được chuyển thành vườn trồng cần sa, liên quan đến các đường dây sản xuất ma túy có người Việt tham gia.
Monday, March 1, 2010
Bắc Kinh 'đang ngày càng mạnh bạo' ở khu vực biển Đông
VOA: Ông từng cho rằng Bắc Kinh ‘đang ngày càng mạnh bạo’, thậm chí là ‘khiêu khích’, khi khẳng định chủ quyền ở khu vực biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa). Lý do nào đưa ông tới quan điểm như vậy?
Tiến sĩ Richard Cronin: Tôi nghĩ rằng các tuyên bố của Trung Quốc bấy lâu nay không được thừa nhận theo Công ước Quốc tế về Luật Biển. Phần lớn khu vực biển Nam Trung Hoa là vùng lãnh hải mang tính lịch sử. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở vùng biển trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Philippines và một số nước khác.
Hơn nữa, Trung Quốc đã gây áp lực buộc các công ty dầu mỏ nước ngoài không khai thác tại các lô mà Việt Nam đề nghị họ thăm dò. Bắc Kinh đã nói với các công ty này rằng nếu họ khai thác ở các khu vực mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, họ sẽ không thể hoạt động kinh doanh ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Theo tôi biết, các công ty này còn được hứa rằng nếu họ không thăm dò ở vùng biển tranh chấp, họ sẽ được cho phép khai thác thêm các lô thuộc lãnh hải Trung Quốc trên vùng biển Nam Trung Hoa. Đó là một áp lực ảnh hưởng tới Việt Nam và các nước khác vì họ không thể khai thác các mỏ dầu khí ở ngoài khơi nếu Trung Quốc chưa cho phép.
Một vấn đề khác nổi lên gần đây là quyền tự do hoạt động trên vùng biển quốc tế và qua các tuyến đường hàng hải thuộc khu vực EEZ hay vùng lãnh hải của các nước khác. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã can dự vào một số vụ việc gây hấn với tàu hải quân Hoa Kỳ đi qua khu vực gần đảo Hải Nam và một số khu vực khác. Hoa Kỳ thực sự quan ngại về vấn đề này vì Washington ưu tiên bảo vệ quyền tự do hoạt động trên vùng biển quốc tế cũng như hoạt động thương mại và di chuyển của tàu chiến qua biển Nam Trung Hoa.
VOA: Có quan ngại cho rằng việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân là một mối đe dọa tiềm tàng đối với các nước tranh chấp ở biển Đông. Ông có nghĩ như vậy không?
Tiến sĩ Richard Cronin: Tôi cũng cho rằng việc Trung Quốc tăng cường hải quân đe dọa tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhưng sẽ còn lâu khả năng của Trung Quốc mới có thể thách thức hải quân Hoa Kỳ. Tôi thực sự không nghĩ rằng Washington sẽ từ bỏ ảnh hưởng sức mạnh hải quân của mình ở châu Á – Thái Bình Dương vì đó là khu vực quan trọng với Hoa Kỳ.
Nhưng rõ ràng Trung Quốc muốn thách thức bằng cách mua sắm các thiết bị mới như các tàu tấn công có trang bị tên lửa. Dường như đó là một cuộc chạy đua vũ trang âm thầm, dù phía Hoa Kỳ không làm vậy. Rõ ràng Bắc Kinh gia tăng việc từ chối tiếp cận đối với các khu vực họ cho là quan trọng ở vùng biển Nam Trung Hoa, mà theo luật quốc tế, có thể thuộc về Việt Nam và các quốc gia khác.
Washington quan ngại về việc Bắc Kinh củng cố sức mạnh hải quân, không chỉ vì thách thức họ đối mặt mà vì an ninh, hòa bình và ổn định của các đồng minh, các quốc gia bạn hữu của Hoa Kỳ trong khu vực.
VOA: Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố rằng ‘tranh chấp lãnh hải là vấn đề song phương’ và ‘không thể được giải quyết thông qua cơ chế đa phương’. Quan điểm của ông như thế nào?
Tiến sĩ Richard Cronin: Cá nhân tôi đang đề xuất với một tổ chức nổi tiếng về việc tiến hành một cuộc hội thảo liên quan tới các quốc gia không có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, nhưng hoạt động ở vùng biển Nam Trung Hoa. Tôi tạm thời chưa muốn tiết lộ tên của tổ chức lớn này.
Quan điểm của tôi cùng một số chuyên gia khác ở Nhật Bản cho rằng không nên để cho Trung Quốc đàm phán song phương với các quốc gia láng giềng, hay thậm chí là giữa Bắc Kinh với tất cả các nước láng giềng có tranh chấp quanh khu vực biển quốc tế có thuyền bè qua lại nhộn nhịp và có nguồn dầu, khí, hải sản phong phú, có giá trị này. Trung Quốc không muốn đàm phán đa phương, mà chỉ muốn đàm phán với mỗi quốc gia vào một thời điểm riêng rẽ trên cơ sở song phương mà thôi. Ngoài ra, những gì xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa có ảnh hưởng toàn cầu cũng như quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.
Tôi đang đề xuất tổ chức một cuộc hội thảo tại Tokyo với sự tham gia của các chuyên gia từ tất cả các quốc gia liên quan nhằm thảo luận vấn đề làm sao phối hợp quản lý khu vực này mà không cần giải quyết vấn đề trọng tâm là tranh chấp lãnh hải, vì theo tôi cuộc tranh chấp này sẽ không bao giờ có thể được giải quyết rốt ráo được.
Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về Luật Biển cũng như tuyên bố của các nước khác, và chính bởi vậy gần như không có cơ hội hóa giải được các tranh chấp đó, trừ khi chấp nhận các điều khoản của Bắc Kinh. Câu hỏi đặt ra là, các quốc gia thường xuyên hoạt động trên khu vực biển Nam Trung Hoa có thể đóng góp gì vào việc quản lý vùng lãnh hải và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
VOA: Có ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nên mạnh mẽ thể hiện hơn nữa nhằm ngăn chặn Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở biển Đông. Còn ông nghĩ sao, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Richard Cronin: Tôi nghĩ rằng đối với Hoa Kỳ, có hai quan ngại chính. Một là vấn đề địa chính trị và địa chiến lược. Hai là quyền tự do hoạt động trên vùng biển quốc tế và khả năng hợp tác quản lý tài nguyên, không chỉ liên quan tới việc khai thác dầu khí sâu dưới đáy biển, mà còn cả việc quản lý nguồn hải sản ở biển Nam Trung Hoa.
Các chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố không nghiêng về phía nào liên quan tới cuộc tranh chấp, và mong muốn các giải pháp hòa bình đối với vấn đề bất đồng và tranh chấp. Nhưng nay thì cả thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi.
Những gì xảy ra ở biển Nam Trung Hoa liên quan tới quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Vì thế, giờ không chỉ là sự đúng sai trong các tuyên bố chủ quyền, mà các bên còn cần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như không được sử dụng vũ lực để củng cố tuyên bố chủ quyền. Thậm chí, vấn đề này còn liên quan tới quyền lợi toàn cầu trong việc hợp tác quản lý các nguồn tài nguyên ở đó.
Xin cám ơn tiến sĩ Richard Cronin. Nếu Quý vị muốn chia sẻ các câu chuyện cùng thông tin hấp dẫn từ nơi mình sinh sống, xin gửi về địa chỉ: vietnamese@voanews.com. Xin ghi trên tiêu đề là gửi chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam'. Xin chân thành cám ơn.
========================
Ý kiến (93)
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Nuoi Ong Tay Ao! (Ha Noi)
Noi chung Hoa ky va Phuong tay giao dich thuong mai voi Trung quoc deu bi Trung quoc lan at. Nhu the se khong co loi. De nghi the gioi co nhung bien phap manh co lap kinh te Trung quoc. "Trung Quoc Choi Chieu Thuc Gay Ong Dap Lung Ong, tuc la Dung Kinh Te cua Doi Thu De Nuoi Kinh Te Minh Va Den Khi Du Manh Thi Dieu Gi Xay Ra!"
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010
Nhu the thi mot ti may nhan dan Trung quoc se tru di CS Trung quoc mat. Bao loan khap noi ngay diet vong cua CS Trung quoc da den!
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Quoc Bao (New Caledonia)
Theo suy nghi cua rieng toi VN bat buoc phai dung vu luc o khu vuc tranh chap va bat chap moi hy sinh de lay lai vi the quan binh. Ke den phai nho den cac the luc ben ngoai moi mong giu duoc toan ven lanh tho
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Trần Bá Duy (Lớp Luật 07, Đại học Bạc Liêu, Việt Nam)
Phát triển kinh tế, tạo điều kiện củng cố sức mạnh quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, chú trọng đầu tư xây dựng hải quân, không quân có sức tác chiến trên biển mạnh, sẵn sàng đương đầu với tên láng giềng phía bắc lúc nào cũng có tư tưởng bành trướng, bá quyền, dã tâm xâm lược. Phải Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Đề cao cảnh giác trước các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Nguyễn Hiền (France)
VC luôn luôn chơi trò đâm thọc, một mặt o bế Tàu, mặt khác o bế Mỹ với mục đích là hai tên to đầu đánh nhau. Nhưng nhớ rằng Tàu khó mà vượt qua sức mạnh của Mỹ về quân sự, nhớ đừng .. như VC, cứ lải nhải trò chống Mỹ cứu nước. Nếu Tàu khôn khéo về ngoại giao, kinh tế sẽ được ổn định lâu dài, nhớ đừng mắc mưu VC mà nhảy vào cuộc chiến với Mỹ, Tàu sẽ tiêu hoa tiềm lực kinh tế và sẽ mất thế thượng phong với VC.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Hùng Cường (VN)
Bọn bành trướng TQ từ ngàn xưa lúc nào cũng hăm he thôn tính tất cả mọi dân tộc, VN ta cũng là nước bị bọn Tàu thâm độc dòm ngó và xâm lấn biết bao đời nay, nếu có lần này nữa thì chúng cũng phải trả giá. Chính phủ VN cần để MỸ thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ để cân bằng lại với TQ.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 NGUYEN (Germany)
Đối với TQ, những giải pháp chính trị không đi kèm với sức mạnh quân sự sẽ không mang đến kết quả gì. TQ chỉ sợ một cuộc chiến với khối tư bản trong vùng, một cuộc chiến với VN chỉ là trò chơi với TQ, nhưng TQ sẽ gờm khi các nước đứng với nhau, hổ tương cho nhau, Theo tôi Nhật, Nam Hàn, Úc, Đài Loan và Mỹ nên cấp thiết tìm cách cùng VN ký một hiệp ước liên minh phòng thủ quân sự, vì địa thế VN là sườn dựa của Biển Đông. Như vậy mới khống chế TQ được.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 NGUYEN (Germany)
(2) Nhưng dùng VN như là địa bàn chiến lược mà không giúp VN lấy lại những gì bị Mỹ dùng như quà trao đổi buôn bán với TQ là Hoàng Sa vào năm 1974, đúng ngơ nhìn TQ đánh chiếm hòn đảo này từ nước đồng minh VNCH, vết nhục này chắc chắn người VN dù quốc hay cộng cũng sẽ không bao giờ quên, csVN sẽ cân nhắc nặng nhẹ, như con chim bị ná, lo sợ vì quyền lợi nước Mỹ ngày nào cũng sẽ bán VN trở lại cho TQ, và VN cũng không ngu dại gì để trở thành một chiến trường cho 2 khối quốc cộng một lần nữa.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 NGUYEN (Germany)
(3) Nhưng nhìn lại thời gian qua, một sự kết hợp với VN trong tương lai sẽ ư khó thực hiện, nước nào cũng vì quyền lợi riêng tư của mình, chỉ cần TQ đe dọa một tiếng, hay cho một vài miếng mồi kinh tế là quay lưng liền, tư bản chỉ thấy cái lợi truớc mắt, trường hợp cuả hảng Exxon hợp đồng với VN ngay trên thềm lục dịa VN, bị TQ hăm doạ một tiếng là bỏ chạy mất, Hải quân Mỹ có làm gì để bảo vệ họ không.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 NGUYEN (Germany)
(4) Trong cuộc bảo vệ huyết lộ chính biển đông, VN là một factor chính quan trong nhất trong bài toán này, để tìm được đáp số, điều kiện ắt có và đủ là phương tây phải tìm cách giúp VN mạnh về quân sự để tự bảo vệ cho mình, dù là cs, họ cũng chẳng ưa gì TQ, chẳng qua là vì không thể dựa vào ai để chống lại thôi, nhất thời phải thế, nhưng sự lệ thuộc lâu dài vào TQ, với những thâm hiểm thâm căng của TQ, càng về lâu về dài, càng khó đưa VN ra khỏi quỷ đạo TQ.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Linh dinh
Van de chu quyen cua moi nuoc dieu co bang chung lau doi nhung cac nuoc nho lai ngheo khong co tieng noi manh vi cap lanh dao bi nuoc giau mua chuoc nen lanh dao bop co dan chung khong cho noi
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 vietnam (VN)
Tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu Henry L. Stimson ở thủ đô Washington.đã nói như vậy mà một số VK (như Hiền France…) ở đây vẫn cứ hằn học cố tình nói sai đi là cớ làm sao? Hận CSVN thì Mỹ mới là số 1 chứ! Vậy mà nay họ có “cay cú” như các ông đâu? Nói năng bữa bãi không sợ những người có văn hóa cười cho à?
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Thoi Cuoc (Thuy Si)
Noi ve suc manh Hai quan cua Trung cong lam sao ma theo kip Hai quan cua Hoa Ky. Thoi de nhi the chien cung du thay duoc suc manh cua Hoa Ky voi Japan roi. Hai quan cua Trung quoc muon theo kip Hai quan Hoa Ky phai mat khoang mot tram nam nua moi duoc nhu bi gio, thi luc co Hai quan cua Hoa Ky khong biet di toi dau roi.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Hai lua (Australia)
Mua vu khi de tu ve bao ve dat nuoc la chuyen binh thuong con mua vu khi de an cuop di cuop nuoc cua nguoi ta coi thuong luat phap quoc te chong lai nhan loai .thi phai bi xu tap the.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010
Là ngư dân, xin Cám ơn Tiến sĩ Richad Cronin đã đòi lại lẽ phải cho ngư dân Việt Nam.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 TRUONG TRUONG
Dành cho giới chóp bu vovetvina: Vua Lê Thánh Tông: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di" - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Trần Ngọc Thọ (Việt Nam)
Việt nam nên tranh thủ cùng các nước trong khu vực khởi kiện TC trước Hội Đồng Bảo An LHQ về vấn đề tranh chấp biển đông. VN nên cùng với Mỹ và Nhật Bản và khối Asian mở hội thảo Biển đông để tìm tiếng nói chung cũng như giải pháp. Cuối cùng là VN nên củng cố lại lực lượng quân sự để sẵn sàng đáp trả lại bất cứ hành động nào của TC
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Levan (Thai Lan)
Bất ổn cho Đông nam á. TQ có hành động mạnh mẽ trên biển đông chứng tỏ nước này theo đuổi con đường cướp bóc lãnh hải VN. TQ đã thật sự là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN. Vì quyền lợi của quốc gia dân tộc, chính phủ VN sẽ nghiêng về châu Âu, Mỹ và các quốc gia láng giềng ĐNÁ, đoàn kết chặt chẽ các dân tộc yêu chuộng hòa bình của thế giới để tiêu diệt bá quyền TQ.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Mong lắm thay (Việt Nam)
Mong lắm thay Hoa Kỳ sẽ làm mạnh tay và gây áp lực với Trung quốc để duy trì hoà bình và ổn định trong vùng Ðông nam Á. Mong lắm thay CSVN sẽ hành động kịp thời phối hợp với các tổ chức trọng tài quốc tế để bảo vệ chủ quyền Việtnam. Mong lắm thay một đảng CSVN "Phù Đổng" trỗi dậy, phát động phong trào chống ngọai xâm và đừng nhu nhược kẻo tội với nhân dân. Mong lắm thay CSVN sẽ không là một Lê Chiêu Thống "cõng rắn cắn gà nhà."
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 T.Trần (Denmark)
Trung Quốc muốn xé lẻ các nước quanh vùng để dễ bề đe doạ, chả cần nói mọi người cũng qúa rõ. Mưu đồ bá quyền đã bị Quốc Tế phát giác....Mong rằng các nước Asia biết đoàn kết lại và chống lại âm mưu của Trung Quốc....
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 nguoiyeunuoc (VN)
Tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ cách nghĩ của tiến sĩ Richard Cronin . Chỉ có một cuộc hội thảo quốc tế mà đứng đầu là Hoa Kỳ thì mới mong Trung Cọng tôn trọng lẽ phải và không dùng vũ lực để thực hiện ý đồ làm bá chủ vùng biển Châu Á- Thái Bình Dương. Đây sẽ là một mối họa lớn cho thế giới chứ không riêng gì các nước có tranh chấp với Tàu Cọng.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 SouthVN (VN)
- Kinh goi nha nuoc Trung Hoa! - Chung ta nen the hien su van minh cua minh bang cach ton trong luat phap quoc te,hiep uoc song phuong,..Hon nua ,Cac ban khong du dat song sao ma con XÂM LẤN them nua vi dien tich Trung Hoa qua nho ,dung hang thu 3 the gioi,..dung la Banh Truong Bac Kinh!
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Van Thanh
Tôi cũng nghĩ Hoa Kỳ cần thể hiện sức mạnh nhiều hơn nữa ở khu vực Đông Nam Á để 'dọa' Trung Quốc, giúp người dân trong khu vực, như Việt Nam, được an tâm hơn. Chứ tình trạng các ông người Việt ở trong nước và ông Việt Kiều ở khắp nơi cứ 'võ mồm' với nhau như thế thì làm sao bảo vệ được tổ quốc trước giặc Tàu?
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 nam (vietnam)
hoa ky khong the can thiep van de bien dong ,boi vi viet nam va trung quoc la anh,em .vietnam bi mat dat,mat bien khong keu thi thoi
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Luong Chau Thien (TP Sai Gon VN)
Lanh dao cong san Tau luu manh con do gian ac deu ra ban tien Cac nuoc tren the gioi can phai canh giac. Tot nhat la khong nen noi chuyen tu te voi họ ma can phai doan ket toi da yem tro de nhan dan TQ tien bo va yeu hoa binh lat do bon chung
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Trang (vn)
Cam on Richard Cronin rat la nhieu, Ong da tham gia gop y cho viec tranh chap bien dong, Trung quoc ngay mot long hanh tren lanh hai cua cac Quoc gia lang gieng, ma tren thuc te vung bien khong phai la cua ho (Trung quoc). Cho nen the gioi thay " Cac gia hiep Tho con". Toi rat mong The gioi de Tam vao bien Dong 1 chut de giup do cho Tho con thoat nan. Cam on the gioi da quan tam.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Thangkhosaigon (Saigon VN)
Chinh nghia tuy lam gian nan, cuoi cung chien thang cung dung ve voi chinh nghia, han cong ngay nay du co manh bao den dau??? trong tu tuong cua ho cung khong bao gio quen duoc 2 nguoi phu nu dau tien cua nuoc Viet xua, da giang phu dau ten thai thu xam luoc To Dinh tan ra khong con manh giap. Do la chien cong cua 2 liet nu anh thu TRUNG TRAC va TRUNG NHI, da lam cho han trieu xa xua phai kinh hon bac via. tksg 27.2.10
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 dân Việt
Nếu VN và các nước đang tranh chấp trong khu vực có một khả năng quốc phòng mạnh chắc chắn TQ chưa dám giở thái độ gây hấn ra. Cũng thế nếu các quốc gia bị TQ chèn ép thực sự liên kết để chống lại TQ cũng không dám làm mạnh. Nhưng rất tiếc VN là nước đáng lẽ phải phản kháng mạnh nhất thì lại bán biển, bán đảo cho TQ thậm chí còn nhiều tuyên bố ủng hộ thái độ hung hăng của TQ nữa...
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 dân Việt
(t) đến nay khi TQ đã chiếm cứ và xây dựng cơ sở vững chắc thì VN và các nước khác mới lên tiếng qua loa, còn Hoa Kỳ vì họ không bị đụng chạm quyền lợi thực sự và cũng không có một liên minh quân sự nào với các nước trong vùng nên họ không thể hành động gì được. TQ cũng khôn ngoan không dám gây hấn, chỉ thăm dò thái độ bằng những va chạm nhỏ, nếu thấy căng thẳng là họ rút lui.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Một đảng viên (Nội thành)
Việtnam nên nghiêng hẳn về phía Mỹ vì dẫu sao cán cân lực lượng của Mỹ vẫn mạnh hơn Trung quốc , thực tế đã chứng minh Trung quốc rất nguy hiểm, đảng CSVN nên rũ bỏ cái "tôi" của mình để cứu đất nước trước khi quá muộn. Ước gì tôi là ....để thực hiện những ước mơ và hoài bảo của nhân dân cho phù hợp với tình hình chung của đất nước và thế giới hiện nay .
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 BM (USA)
Đảng Cộng Sản VN nên đòi hỏi Trung Cộng chia bớt quyền lợi Biển Đông vì công đuổi giặc Mỷ ra khỏi ĐNA là xương mắu dân VN chứ không phải công của Tàu. Làm nô lệ hay đầy tớ chăng nữa cũng phải được trả công. Nhô đâu rồi mau xuất hiện lý luận với tụi Chệt để lấy lại công bằng chứ, hay là đã có gì đó với chủ lớn nên không thể mở miệng vì sẽ bị trừng phạt. Can đảm lên, nếu là người Việt thì nên tranh đấu, còn trái lại sẽ bị lộ nguyên hình...?
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Doyota
Tưởng gì chứ cái vụ này dân tộc VN có kinh nghiệm sống. Tương lai Thế giới có loạn thì cũng tại vì những kẻ đầu óc không bình thường đang cầm quyền nước TQ. Mới đây CQ TQ còn ra lệnh xiết chặt thêm Internet nữa, đủ cho thấy họ sợ chính người dân bên đó như thế nào, tẩy não 1,3 tỷ dân sao khó quá nhỉ.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Eparanoid (CH Sec)
Khốn thật! Nếu anh nói rằng: "Tôi không còn thiết gì cái đất nước Việt Nam nữa đâu!" thì người ta sẽ nói rằng anh là thằng mất gốc. Nhưng nếu anh lên tiếng phản đối Trung quốc xâm lấn đất đai, biển đảo thì hoặc là người ta sẽ cho anh vào tù (như Phạm Thanh Nghiên, như Blog Điếu cày) hoặc anh mất việc làm ( như Nguyễn Trung Dân ở báo Du lịch) hoặc phải bỏ nước ra đi (như nữ đạo diễn Song Chi). Và còn nhiều, còn nhiều cái khốn nạn nữa gắn với hai chữ: Việt Nam.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Hồ Bánh Bao (Bắc Kinh)
Hãy tiếp tục bán vũ khí tối tân cho Ðài Loan nhiều hơn nữa; dã tâm của Tàu cộng mà hậu quả xảy ra là Thượng hải sẽ ăn bom tàn khốc nhất. Tàu chỉ to mồm nồ nà thế thôi. Mỹ ho lên một tiếng; tàu chiến Trung cọng rút lui ngay; giặcTàu chỉ giỏi ăn hiếp mấy chiếc ghe thúng của ngư dân VN thôi
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 khong ten (My)
Hoi xua Viet Nam, va tau cong, hua nhau danh My nguy ma hom nay lai keu cuu cai noi gi,de cho tau day cho Viet Nam 1 bai hoc mat nuoc nha tan nua di, roi moi thay quan tai moi do le, keu reo lam cai gi, My bay gio khong ranh ma lam chuyen ruoi bu nay dau, may ong Viet Nam oi
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 khong ten (My)
Trung quoc manh hon nua di, ngang hang voi My di, hai ben dau vo dai moi vui, luc do choi bang boom nguyen tu, chi can bam nut la xong, ai chet thi chet ai song thi song, binh luan hoai met qua,
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Kim Ngan (USA)
Tau coi vay ma so USA lam. Thung rong hay keu to coi chung giong nhu SADDAM o Iraq. Dem quan su hu thien ha, USA tuong co thiet. Dem quan danh thi ha ha gay ong dap lung ong. Cong san VN bi trung cong mua chuoc het roi. Trung cong noi tieng khap the gioi ve tuyet chieu hoi lo ma.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Lê văn Hoàng (US)
Theo nhiều người dự đoán Thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra, nhưng xảy ra ở đâu và thời gian nào, theo tôi Trung đông ko nóng bằng Biển đông, thời gian là khi nào TC đủ mạnh để đương đầu với Mỹ, cũng gần rồi đấy vì bản chất của người Tàu là tham lam và bành trướng, chúng ta thử tưởng tượng cách đây 1000 năm dân số Tàu khoảng 100 triệu mà với diện tích như bây giờ, nhưng họ vẫn tham lam đi chiếm các nước khác.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Lê văn Hoàng (US)
Còn người Mỹ thì bất cứ giá nào, ko bao giờ để mất Thái bình dương, có lần người Tàu đề nghị chia hai với Mỹ rồi, nhưng chuyện đó chỉ có đánh nhau thôi, chứ chia thì ko, điều quan trọng là VN bây giờ đứng về bên nào, để ít lãnh đạn hơn, đứng chính giữa càng lãnh đạn nhiều hơn nữa. Biển đông bây giờ ko còn là giữa VN và TC nữa đâu mà thuộc về Quốc tế rồi, liên quan đến quyền lợi của nhiều nước. 70% hàng hóa của thế giới đi ngang qua đây.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010
Trước sau thì Trung quốc cũng bá chủ biển đông nói riêng, và Thái bình dương nói chung?.Mỹ hết thời rồi, bây giờ nhiều nước trên thế giới ghét Mỹ, bởi Mỹ chơi không đẹp, Mỹ chơi không tình nghĩa .???.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Nhô (Hoa Kỳ)
VN ngày nay là 1 nước lớn có CQ mạnh. VN không còn là VN đầy bọn đớn hèn vong bản năm xưa. Toàn bộ báo đài người ta đang vận động thế trận của lòng dân nhằm chống lại hiểm họa ngoại xâm, bảo vệ biển đảo. Và có ai bị đưa vào nhà đá đâu hè? Người ta chỉ tống giam những tên đạo đức giả, bên ngoài thì treo đầu dê, bên trong thì bán toàn thịt chó. Bao nhiêu dân tộc bị mất nước, thành nô lệ cũng vì những chiêu bài mà Thực dân gọi là Khai Hóa và bọn tay sai vong bản chạy theo ăn hùa hóa khai.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Nhân VN
A.) Ảnh hưởng trực tiếp và sự thua thiệt trước nhất là các nước chủ quyền đang có tranh chấp ở biển Đông trong đó có Việt Nam. Ở đây chúng ta nên lưu ý rằng đã có tranh chấp tới không những là quyền lợi (biển đảo HS, TS) mà còn là vị thế chiến lược. Việc này, không ai khác do chính mỗi người dân Việt Nam phải có trách nhiệm đối đầu.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 ngVN to Trần B Duy (USA)
Trần B Duy viết "Phải Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, TRANH THỦ sự ủng hộ DƯ LUẬN QUỐC TẾ. Đề cao cảnh giác trước các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù." Hay lắm, hay lắm lần nầy TBD nhờ lên mạng hơi nhiều nên cũng hiểu được đôi chút và biết "Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai". Mừng cho TBD nhớ học Luật giỏi (đừng có 'rừng' nghe) để giúp dân, chứ đừng hại dân VN nữa, họ khổ nhiều rồi mang tội chết.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Nhân VN
B.) Nhà nước thì đang bè phái (lộng quyền), ung thối (tham nhũng). Họ cũng đang ở cái thế bị động (nên mạnh tay trấn áp những ai dám lên tiếng chống đối) một mặt để họ xoa dịu TQ, mặt khác họ cũng đang cần cũng cố quyền lực của họ.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Dành lại giang sơn (Canada)
Biển đông là miếng mồi ngon, Mỹ không dại gì khoanh tay làm ngơ để Trung cộng lấn lướt, tôi nghĩ đây là tiếng rung chuông đầu tiên báo động Mỹ sẽ ra đòn, ngăn chặn Tàu cộng và hệ thống hóa vùng biển đông. Những vụ như google, Dalai Lama, bán vũ khí cho Đài loan... Trung cộng giận Mỹ và hù dọa Mỹ... nhưng họ có làm được gì Mỹ đâu. Vấn đề là Việt nam phải phản ứng thật mạnh về chủ quyền lãnh hải và đây là bàn đạp chiến lược thuận lợi để Mỹ can thiệp và giằn mặt Trung quốc.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Nhân VN
C.) Xưa nay dưới cách suy nghĩ của TQ (lịch sử còn đó) họ chỉ xem Việt Nam chỉ là một nước nhược tiểu. TQ đã tận dụng và khai thác triệt để những lá bài cần nhất để kềm chân hoặc phân tán nội tình đất nước của chúng ta để thực hiện mộng bành trướng (có từ ngàn năm trước). Mưu toan ấy mỗi ngày càng hiện rõ.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Trần Hải (USA)
Hải quân Trung Cộng sẽ làm "bá chủ thủy cung", mò tôm mò cá một khi đụng độ với Hải Quân Hoa Kỳ, Lý do??? Lãnh đạo Tàu có đầu óc bá quyền, nhỏ nhen. Nước Tàu mạnh về kinh tế, nhưng không có tư cách của nước lớn. Chiếm đất của Tây Tạng, Tân Cương, hằn học khi các nước khác giao thiệp với Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đài Loan. Hải Quân Tàu yếu quá nhỏ bé so với Hải Quân Hoa Kỳ, không quen trận mạc.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 ngVN to Nhô (Hoa Kỳ) (USA)
Nhô (Hoa Kỳ) nên tỉnh 1 chút xíu như Trần Bá Duy (Bạc Liêu) cho NDVN nhờ, chứ đừng đổ tội cho VOA như Nhô đã viết "Theo VOA ông Vương Gia Thụy sang thăm VN để --bày tỏ thiện chí--, như vậy trước đây TQ chỉ có --ác ý-- nên lần này --mới bày tỏ--thiện chí.--đăng tin- như vậy là --không TRUNG DUNG-- độc giả dể --HIỂU LẦM-- " 16 chữ VÀNG "Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai" Hic. Hic..
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Nhân VN
D.) Nếu tình thế chưa bắt buộc sự can thiệp của Mỹ và đồng minh chỉ là phụ (vì họ hiện nay đang lúng túng trong nhiều vấn đề...). Quan trọng nhất ngay bây giờ là ở toàn dân Việt Nam có chủ động đứng lên làm chủ tình hình đem lại Hòa Bình, Thịnh Vượng mà không đổ máu của người dân (chỉ có lợi cho TQ). Hiện nay vũ khí đang trong tầm tay của mỗi người đó là 1.)Tinh thần DÂN TỘC 2.) Lòng YÊU NƯỚC 3.) Tình ĐOÀN KẾT trong mỗi chúng ta đã đủ để viết nên trang sử mới?
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Mot ong gia nay da 77 tuoi (Nguoi Viet nam dang song o Hoa ky)
Xin noi voi nhung nguoi dang lanh dao VN hien nay. Cac ong co biet rang 30 van cong nhan cua Trung Cong hien da phuc san tai Cao nguyen trung phan. Neu co chien su xay ra thi so cong nhan nay se tro thanh 3 su doan. Ngoai danh vao trong danh ra. Vi so cong nhan nay khi vao VN khong ai kiem soat. Day la thien y cua mot ong gia 77 tuoi lam cam van chuong chua di den dau, xin cac ong thong cam./.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Một đảng viên (nội thành )
Nhân kỳ đại hội đảng lần này tôi nghĩ đảng csvn phải nêu lên được đâu là trọng tâm của những vấn đề mà toàn dân đang bức xúc ngày hôm nay: tham nhũng, lạm quyền, đạo đức xã hội, thành lập một tiến trình dân chủ không đổ máu và hoà hợp hòa giải dân tộc để cùng nhau chống bọn bành trướng Bắc kinh. Điều quan trọng là phải lấy lại niền tin từ trong nhân dân. Không làm được điều này thì xem như là đảng "tự sát". Tôi là một đảng viên nghèo và yêu nhân dân.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Hung thousand Oaks (USA)
VN bay gio nhu dua tre con, khong biet phai nghe loi ai, ban hien hay hang xom? Tac ca phai dua vao nuoc ngoai. Neu VN sang nam bat ngo thay doi che do, de dan chon lua lanh dao, bau cu tu do, luc do TQ se bi don bat ngo, kho co the mua chuoc lanh dao, de ap luc nhu hien nay. The gioi tu do se ung ho het minh. Chon lua chi co Dang CSVN quyet dinh - Mat Dang khong Mat nuoc, Con Dang = Mat nuoc. Nguoi dan hien nay nhu ca nam tren thot, khong the lam gi.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Hùng Cường (Việt Nam)
Rõ ràng Trung Quốc là 1 đối thủ nguy hiểm nhất của Việt Nam hiện nay. Nhưng bằng kinh nghiệm thực tế, chúng ta chỉ có thể dựa vào sức mình là chính, đồng thời phải mở rộng quan hệ đa phương để tăng thêm sức mạnh. Không thể trông chờ vào bất cứ lòng tốt của kẽ nào, vì quyền lợi, Mỹ đã từng đứng yên nhìn Tàu đểu cướp trắng Hoàng Sa. Cũng vì quyền lợi Nga đã để yên cho Tàu đểu đánh Trường Sa. Và vào các thời điểm trên quân đội Nga và Mỹ đều có mặt tại Cam ranh cả đấy.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Hùng Cường (Việt Nam)
Không ai cho không mình cả, tất cả đều vì quyền lợi quốc gia của họ. Khi cần họ có thể giúp chúng ta tối đa, nhưng đến lúc không cần thiết họ sẽ quẳng chúng ta vào sọt rác. Lịch sử cận đại Việt Nam đã chứng minh những điều đau đớn trong quan hệ quốc tế đã từng xãy ra ở Việt Nam. Do vậy có thể nói rằng : Không ai thương chúng ta bằng chúng ta cả. Tự lực-tự cường trên cơ sở đa phương hòa mối quan hệ, biết nhu cương đúng lúc sẽ đưa chúng ta đến bờ thắng lợi.
Thứ Bảy, 27 tháng 2 2010 Hùng Cường (Việt Nam)
Mỹ đang là con nợ lớn nhất thế giới của Tàu đểu, Mỹ và Trung Quốc thỉnh thoảng có tiếng bấc tiếng chì như kiểu mẹ chồng nàng dâu, nhưng rõ ràng họ không thể thiếu nhau trong làm ăn kinh tế bởi 2 thị trường khổng lồ, kim ngạch làm ăn buôn bán 2 chiều lên đến hàng ngàn tỷ USD đủ làm mờ mắt các nhà chính trị cực đoan nhất. Vì lý do chính trị các Nước lớn thường có những động thái nho nhỏ, gọi là để giữ thể diện quốc gia, để rồi đâu cũng vào đó cả thôi.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010
Toan la chuyen up mo giua nhung nha thong thai; chi kho cho dan den VN thoi. Trung quoc chiem dao, chiem dat, chuyen do xua nhu may ngan nam. Can gi phai lien minh voi nhung nuoc DNA; Lich su noi ro roi; Trung quoc de xuong, Ta de nhung nuoc nho xung quanh; the la hue, van du dat song nhu thuong.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 me vc (annam)
Ban mien bac Viet nam cho Hoa ky la dau vao do thoi.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Bồi (Nha Trang)
Nghe nói bên Trung quốc đã bỏ dạy chủ thuyết Mác Lênin trong trường học rồi, mà sao CSVN còn cho dạy trong trường học vậy? Như vậy không còn là đồng chí trong tư tưởng nữa mà chỉ là đồng đảng độc tài, đồng đảng áp bức thôi à? Điều nầy sao mấy anh luôn bênh vực cho CS ko nói gì cả, có ai biết giải thích giùm.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Nguyen Hien (usa)
Tai sao lai goi bien nam Trung hoa, trong luc do lai co nhieu quoc gia anh huong vi co duong lanh hai, cu goi nhu the lap di lap lai tro thanh thoi quen, de roi Trung cong duoc da lan toi, cho do la bien cua minh. Toi de nghi co y kien len lien hiep quoc khong nen goi bien Fong la bien nam Trung hoa.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 hải đăng (VN)
Nên quốc tế hóa biển Đông, hợp tác với Mỹ và khu vực. Nếu Trung cộng dùng vũ lực thôn tính thì chẳng khác Hussen thôn tính Cooac, và hậu quả sẽ thấy rõ. Về quân sự thì cả Asean cộng lại chưa chắc đã bằng Trung cộng. Chần chờ thì CSVN bán hết cho Trung cộng thì an ninh và quyền lợi các nước trong khu vực và Mỹ bị đe dọa. À, mà sao bài nầy không thầy Nhô (hoaky) tham gia nhỉ!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Thằng Bờm (Việt Nam)
Gởi Lê văn Hoàng (US) : Theo tôi thì Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy như bạn nói "người Mỹ thì bất cứ giá nào, ko bao giờ để mất Thái bình dương". Lịch sử đã chứng minh: Vì quyền lợi Mỹ có thể bất chấp tất cả, sẵn sàng bỏ rơi đồng minh. Năm 1972 để được bang giao Trung quốc, Mỹ đã công nhận Đài loan là của TQ và đưa Đài loan ra khỏi LHQ. Năm 1974 Mỹ đứng làm chứng cho TQ chiếm Hòang Sa của VN. Bỏ rơi VNCH năm 1975.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 TÂY SƠN
Tây phương coi trọng sinh mạng con người, đối với TC nếu có chiến tranh giết đi 1 tỷ dân Tàu là nhà nước Tàu hoan nghênh. Đội quân ở hải ngoại khắp thế giới Tây phương phải để ý. TC đang theo phương thức của Hitler để thống trị thế giới. Cuộc chiến đã bắt đầu nhưng chưa lộ dạng, có thể vào năm 2011, 2012. Trung Hoa yếu thế giới THÁI BÌNH, Trung Hoa mạnh Thế giới muốn BÌNH cũng không YÊN. Trung Hoa Đại lục hay Đài Loan cũng là Trung Hoa, thế giới cần cảnh giác cái họa gần kề.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Thằng Bờm (Việt Nam)
Gởi Lê văn Hoàng (US): Các Nước lớn thường nhân nhượng nhau bằng cách chia thị trường, chia vùng ảnh hưởng. Khu vựa Đông Nam Á tuy rất quan trọng, nhưng không nhiếu dầu mỏ như Trung Đông, không phải là khu vực chiến lược sống còn đến nỗi người Mỹ phải bỏ ra hàng ngàn tỷ USD, hàng ngàn sinh mạng người lính như Trung Đông. Chỉ cần Trung Quốc cho Mỹ vay vài trăm tỷ USD, giao cho Mỹ vài dự án khổng lồ là quá đủ so với lợi ích của cả vùng Đông Nam Á cộng lại.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Thằng Bờm (Việt Nam)
Gởi Lê văn Hoàng (US): Vấn đề sống còn là V.Nam phải nổ lực tối đa để tự lực tự cường, phải đa phương hóa trên tòan thế giới, cùng góp phần xây dựng một Asian hùng cường, phải biết vận dụng sức mạnh của các tổ chức quốc tế nhất là tổ chức LHQ để bảo vệ độc lập, chủ quyền của Quốc gia. Theo Bờm thì quan hệ gắn bó với Mỹ là rất tốt, nhưng tin tưởng tuyệt đối vào chú Sam thì không nên bao giờ. Bài học lịch sử mãi còn đó. Đừng vì phát biểu vu vơ của vài quan chức tép riu của Mỹ mà vội mừng. Chào bạn.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Quang (Việt Nam)
Xem trang này mới thấy rõ Nguyễn Hiền và Truongtruong là hai kẻ hằn học không chỉ với CS mà hằn học với cả Tổ quốc mình. Đốn mạt!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 bm (usa)
Trung Cọng sẽ đánh một số đảo Hoàng Sa còn lại, hoặc sẽ chỉ dùng tàu tuần tra để cướp chủ quyền mà không ai làm gì được. Ở vào trường hợp nào chúng ta cũng phải sẵn sàng ứng phó, điều này không đơn giản, chỉ những vị có khả năng về quân sự mới đủ tư cách bàn. Là người Việt thì ai cũng cảm thấy mình có bổn phận với Tổ Quốc. Nếu chúng ta ăn, uống, dùng những gì xuất phát từ Trung Quốc thì gián tiếp giúp cho họ phần súng đạn để đánh chiếm xứ mình.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Bộ đội biên phòng (Bất Bình)
Trong các buổi học tập chính trị đảng luôn luôn nhắc nhở đề cao cảnh giác chống ngọai xâm, thế nhưng Trung quốc ngày một lấn chiếm thế này thì không hiểu nỗi, chúng tôi đi bộ đội là để bảo vệ tổ quốc nhân dân chứ không bảo vệ đảng. Chúng tôi sẽ đấu tranh tự phát và không chờ lệnh cấp trên nếu có biến động.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Khải Nguyên (Hải Phòng - Việt Nam)
Có những người như Nguyễn(?) Hiền(?) - France chẳng hiểu gì mấy về Trung quốc cả. Chỉ khoảng 50 năm nữa TQ sẽ đuổi kịp và vượt Hoa Kì về quân sự, có thể cả về kinh tế. Lúc đó cả thế giới phải coi chừng! Tên "sen đầm quốc tế" mới này sẽ khi thì thâm độc, xảo quyệt, khi thì thô bạo, trắng trợn gấp ngàn lần mọi thế lực bá quyền từng có trong lich sử!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Nhu nhược và hèn nhát ( )
CSVN chỉ biết lo củng cố địa vị, tranh giành quyền lực lẫn nhau trong nội bộ để tiếp tục vơ vét tài nguyên và xương máu của dân gởi NH nước ngoài. Họ mặc cho dân chúng khổ nhục, tổ quốc lâm nguy, đến lúc nào đó CS bị nhân dân tiêu diệt thì họ bỏ chạy ra nước ngoài để ung dung hưởng thụ những đồng tiền nhơ bẩn mà họ đã ăn cướp của ND.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Khăn quàng Đỏ (USA)
"Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi" chắc câu nói này người dân Việt Nam không CS đều biết của vị tướng họ Trần lẫy lừng ngày xưa... Cái tội ác bán nước cầu yên của bè lũ CSVN tay sai CS quốc tế là tội ác không thể tha thứ được. Chỉ có Dân chủ thật sự, đất nước VN mới có sức mạnh của toàn dân để tìm cách bảo vệ Tổ quốc.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Bồi (Nha Trang)
Thời trước vì sợ Pháp qúa, nhà Nguyễn phải níu áo nhà Thanh, hôm nay lịch sử chê rằng vì thủ cựu, đầu óc lạc hậu, quần thần dốt nát, nên mới mất nước về tay giặc Pháp. Hiện nay tình hình Việt Nam ta cũng chả khác gì mấy thời ấy, nhưng khác ở chỗ cộng sản không chỉ sợ mất nước về tay Thế giới tự do mà còn sợ mất nước (chính quyền) về tay Nhân dân, nên mới bám lấy anh Tàu để tồn tại.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 TRÔNG CHỜ (VN)
Trung cộng thì đánh, Hoa kỳ thì đứng ở xa mà lại còn lãnh đạo csvn thì vừa qùi vừa trốn, nhìn lại đất nước Somali ở Phi châu thì lại buồn cho đất Việt, chỉ với vài tên cướp biển nhưng tàu chiến các nước bu về mà chẳng diệt được còn cái Quân Đội Nhân Dân VN anh hùng kẽ thù nào cũng đánh thắng dưới sự lãnh đạo tài ba của đãng thì bặt tiếng im hơi.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 VIỆT NAM ANH HÙNG (VN)
Gởi người qua Somali học vài khóa gìn giữ bờ biển thì đám hải quân Trung quốc cũng là con số không mà thôi, tàu thuyền TQ bị đe doạ lúc đó Trung cộng phải xuống nước chỉ sợ lãnh đạo csvn quen thói luồn cúi bợ đỡ, 16 chử vàng mà can tâm bán dân hại nước.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 thanhviet (saigon)
Chung ta cu noi va ban luan hoac the hien tinh than dan toc mai thi dat Viet se ra sao? Co ai tu hoi chung ta da lam duoc gi chua, du la viec that nho cho dat Viet. Chinh quyen Viet nam co the ho dang lam dung vi ko the dem nguoi Viet ra de cho Trung cong thu nghiem cac loai vu khi toi tan cua ho. Nhung nha bac hoc tren toan cau ho co tim moi cach ve giup dat Viet ko?
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Tùng Lâm (VN)
Bản chất của Trung Quốc là theo khuynh hướng: “vừa đế quốc về kinh tế, vừa đề quốc về văn hóa được thể hiện bằng sự đối lập giữa lời nói và hành động thực tế của họ”. Một mặt các nước bị lấn chiếm phải có những hành động mạnh để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, mặt khác phải tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Nếu không có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, có nghĩa là thế giới đang bị khuynh hướng đế quốc kinh tế và văn hóa của Trung Quốc chi phối!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Nguyễn Quốc Huy (Đại Việt Quốc)
Mến gửi các chiến sĩ tự do đang chiến đấu trên mặt trận tư tưởng, các bạn đã và đang gióng lên tiếng nói của lương tâm theo mệnh lệnh thôi thúc của con tim cháy bỏng tình yêu nước thương nòi của dòng giống Tiên Rồng-song một số các bạn còn thiếu trang bị trong cuộc chiến cân não này. Xin các bạn mài nghiên luyện bút vào trang web:http://dailydown.net/52-unikey-4-0-rc2-tuong-thich-windows-7-a.html để tải Unikey 32 hoặc 64 bit đánh dấu ngữ pháp tiếng Việt thêm rõ ràng sắc sảo hơn.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 khi the cha ong con k??? (viet nam)
Bao nhieu xuong mau cua cha ong do xuong song hay sao. De roi doi sau nhu nhuoc nhin ngoai bang cuop nuoc. Bon Tau tham doc phai danh tra chu.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 bm (usa)
Đa số những vị trong Đảng CSVN là vì dân vì nước được sự kính trọng của nhiều người như tướng Võ nguyên Giáp, tướng Khuyên, Tướng Vĩnh...bà Dương thu Hương...chỉ một số sâu mọt tay sai bôi bẩn và làm ung thối cái đảng này đưa đến họa mất nước, vì hiên tại chỉ có ĐCSVN mới có đủ tài lược đánh bại Tàu Cọng. Đưa tên ngố đần độn ra làm tuyên vận là thất bại nặng nề.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Trung quoc sap chet doi va bao loan den noi! (Ha noi)
Trung quoc duoc vi nhu nha ngheo dong con. Lam bo hach dich tuong dau giau lam. Quyen hanh tai san trong tay lanh dao doc tai, con nhan dan Trung quoc thi no le khong co Dan chu va ngheo doi. CS Trung quoc sap diet vong den noi roi!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Tham thi tham! (Wasinhton DC)
Do la con giay chet hap hoi cua Trung cong sap chet! Se co mot con khung hoang thu 2 quyet liet va dai dang hon nhieu!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Lanh dao Viet nam giac ngo Tri tue Bat nha! ( )
Sap tieu roi gia bo dao duc gia tham huu nghi! Lanh dao Viet nam khon lam. Khong bi mac lua dau!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010
Do la phan xa tu nhien cua con thu giay dua truoc khi chet! That dang xau ho va dang thuong! (Bi thuoc nuoc vi qua tham lam)
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010
The gioi Dan chu thi doan ket giup do lan nhau. Nguoc lai The gioi Cong san thi sau xe an cuop lan nhau nhu con thu giua Trung quoc va Viet nam. CN Cong san da chet tu lau roi. Chung bien the sang CN an cuop!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Sự Thật (Canada)
Trả lời anh Nguyên (Germany): TQ tuy là nước lớn nhưng trong lịch sử đã bị nhiều nước nhỏ xâm chiếm: Mông Cổ, Anh, Nhật. Như vậy nhỏ lớn không là vấn đề. Vấn đề là CSVN có chịu đánh hay không.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Sự Thật (Canada)
Hải quân VN thô sơ nhưng khi chiến tranh xảy ra ai cấm ta dùng không quân và bộ binh. Không quân: trang bị 10,000 maý bay chiến đấu, chế tạo theo kiểu cảm tử quân: một bay không trở lại, mang theo bom tấn, lao thẳng vào Bắc Kinh, Thượng Hải. Bộ binh: đặc công xâm nhập TQ, phá hủy toàn bộ cơ sở phát điện: lò nguyên tử, đập thủy điện.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Sự Thật (Canada)
TQ tuy là cường quốc nhưng là kết quả của sự xâm lược trong lịch sử, nếu có điều kiện, vẩn có nhiều tỉnh bang muốn li khai khỏi TQ. Việc cho TQ một bài học từ VN là điều có thể làm được. Vấn đề là CSVN có can đảm để đánh không. Còn với nhân dân VN: lúc nào cũng sẳn sàng dù có phải hy sinh.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Van Chu USA
Toi mong muon cac ong Viet kieu o nuoc ngoai va Cac ong Viet Cong doan ket lai de giu nuoc, dung danh giac mieng nua, muon chinh phu My giup chung ta thi chung ta phai doan ket thi moi duoc.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010
Co quoc te ung ho Trung quoc ma dam ho! Lay lai hoi nao cha duoc. Neu Trung quoc muon gay chien tranh thi... Vat cung tat bien choi luon! Thang giau chet hay thang ngheo chet. Trong khi Hoa ky va Phuong Tay Nhan dan mot long. Con Trung Cong thi sao! Bao nhieu do de thua hieu. Trung cong co khon hon de con ton tai thi kha nang toi dau thi chiu toi do thi goi la khon ngoan. The gioi se giup do!
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 TRUNG QUOC KHONG THE TIN DUOC! (Washington DC.)
Bay dat nam 2010 la nam hoa giai mau thuan voi Hoa ky. Thua la cai chac! Sap chet roi. Con thua ca tri tue Viet nam.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 VN Dat nuoc toi
Tu co toi kim, TQ da muon xam chiem VN, bay gio bien dong chi la cai co de, TQ danh VN mot cach danh chanh ngon thuan VN, chi hy vong, cac nuoc phuong tay giup do, chang han nhu My Nga ban vu khi cho VN, thi TQ dung hong dung duoc VN, lich su da tung chung minh, ong cha ta da tung danh duoi TQ.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010
Hien nay nuoc VN co mot CQ tan ac tham nhung doc tai nhat The gioi, doi voi TQ thi bam cu xin vang, doi voi nguoi VN thi chi can deo chu HS va TS la cua VN thi bi bo tu roi. Dan VN tu gia den tre deu hieu rang, neu bon vovet con tai vi, thi VN at se mat vao tay TQ. Quan doi, cong an, nhan dan se ko bao gio hy sinh chien dau cho ho vovet neu cuoc chien xay ra voi bat cu nuoc nao.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 bm (usa)
Miền Nam trước 75 có thua Nam Hàn không, một điểm mà những người có chức quyền cần nghiên cứu để xác định vị thế của VN ngày hôm nay. Ngủ mê trong ảo tưởng vinh quang và đưa những tên ngố đần độn đi khua chiên đánh trống là điềm báo mất nước. Súng đạn nhiều nhưng lòng dân không đủ lại thêm lũ côn trùng rúc rỉa ngày đêm thì làm sao đối đầu Tàu-cọng nếu không quỳ lạy với kiểu tàu lạ bắn chết tàu ta.
Chủ nhật, 28 tháng 2 2010 Mot so lon du sinh VN tai My (Thuoc cac tinh va TP VN)
Chung toi mot so lon du sinh o My cha me deu la dang vien cs co dia vi co cuoc song sang giau. Nhung moi khi goi dien deu can dan chung toi phai tim moi cach o lai My roi bao lanh gia dinh qua vi lanh dao chop bu deu da chuyen tien va cac con ra nuoc ngoai. Dang VN cho Tau cong xong la bon ho chuon chi khon kho cho bo doi cong an cap thap va dan ngheo o lai lam no le cho Tau thoi.
Trường tư không được dạy sư phạm, báo chí, pháp luật?
Ô.Đặng Ứng Vận
=================================================
Dự thảo của Bộ Giáo dục Đào tạo VN vừa đưa ra để lấy ý kiến người dân, có một số qui định không cho các cơ sở giảng dạy tư nhân ở cấp cao đẳng, đại học đào tạo một số ngành nghề.
Ngay sau khi có dự thảo đó truyền thông và người dân phản ứng ra sao? Gia Minh trình bày trong phần sau.
Bản tin trên tờ Tuổi Trẻ hôm ngày 24 tháng hai vừa qua cho biết trong dự thảo qui định cụ thể một số điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục- Đào tạo Việt Nam thì những trường ngoài công lập sẽ không được mở các ngành như sư phạm, luật và báo chí.
Chính sách của Đảng
Qui định vừa nêu không mới như phát biểu của một người đang tham gia trong ngành đào tạo tại Việt Nam sau đây:
Ngành đào tạo sư phạm, pháp lý là những ngành của Nhà Nước có chủ trương; vì đó là chính sách đường lối của Đảng…
Cựu bộ trưởng giáo dục Phạm Minh Hạc có ý kiến về việc đào tạo các ngành giáo dục- luật và báo chí lâu nay ở Việt Nam:
Theo kinh nghiệm nhiều nơi muốn Nhà Nước phải chịu trách nhiệm về đào tạo những người đi dạy học, để thống nhất chương trình, tuyển lựa có quan tâm hơn, rồi việc sử dụng theo đúng yêu cầu của đất nước, Nhà nước, xã hội. Sau năm 1996 có qui định học sư phạm không phải trả học phí, chỉ có Nhà Nước làm được điều đó thôi.
Việc tuyển lựa cũng có được những người giỏi; việc này thực hiện được nhiều năm…Cho đến nay vẫn giữ đường lối đó.
Còn pháp luật lâu nay cũng do Nhà Nước; báo chí còn ít hơn. Báo chí trước đây thuộc mạng trường của Đảng, sau này mới chuyển sang Nhà Nước.
Mạng Vietnam Net hôm ngày 25 tháng 2 trích đăng ý kiến của hai chuyên gia giáo dục tại Việt Nam về dự thảo qui định ngành nghề đào tạo với những khu vực mà khối trường tư không được tham gia như vừa nói. Người thứ nhất là ông Trần Hồng Quân, chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao Đẳng ngoài Công lập, đồng thời là cựu bộ trưởng giáo dục tại Việt Nam.
Ông này nêu ra hai câu hỏi có phải những trường ngoài công lập không đáng tin cậy và nằm ngoài tầm với của nhà nước hay sao, và sao lại có sự phân biệt giữa trường trong và ngoài công lập.
Luật Giáo dục Việt Nam?
Theo ông Trần Hồng Quân không có cơ sở nào để qui định các trường đại học ngoài công lập không được tham gia đào tạo ba ngành sư phạm, luật và báo chí.
Một ý kiến thứ hai được Mạng Vietnam Net nêu ra là của ông Đặng Ứng Vận, hiệu trưởng trường Đại Học Hòa Bình, một trường tư mới được mở hồi năm ngoái.
Ông này cũng đồng ý với cựu bộ trưởng Trần Hồng Quân là việc không cho khối tư thực mở các ngành sư phạm, luật, báo chí là không hợp lý, chứng tỏ sự phân biệt giữa công và tư, đi ngược lại qui định của Luật Giáo dục Việt Nam.
Người đang hoạt động trong ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam có ý kiến về biện pháp trưng cầu dân ý về dự thảo đưa ra thì người này tỏ ra không tin tưởng:
Điều gì thuộc chủ trương là chủ trương rồi, còn trưng cầu dân ý thì cho có thôi; Nhà nước có vì dân đâu mà trưng cầu dân ý.
Hãng thông tấn Đức DPA cũng loan lại bản tin trên tờ Tuổi Trẻ và có nhận định là chính quyền Hà Nội kiểm soát chặt chẽ truyền thông tại Việt Nam. Tất cả các đơn vị truyền thông đều phải gắn với một cơ quan nhà nước hoặc một tổ chức quần chúng được cho phép nào đó. Tuy vậy trong những năm gần đây, nhiều báo đã ngày càng trở nên độc lập hơn.
Từ năm 1991, Việt nam chính thức cho ra đời những đại học ngoài công lập, đến nay có ít nhất gần 50 trường đại học và cao đẳng tư nhân đã đi vào hoạt động. Trong đó có một số có hợp tác đào tạo với nước ngoài.
‘Việt Nam gia tăng phòng thủ trước Trung Quốc bằng vũ khí của Nga’
VOA: Có ý kiến tỏ ra ngạc nhiên khi Việt Nam trở thành khách hàng mua vũ khí nhiều nhất của Nga trong năm 2009. Bản thân ông thấy sao?
Giáo sư Stephen Blank: Nói chung, tôi không thấy có gì đáng ngạc nhiên cả. Lâu nay, Nga đã tăng cường nỗ lực gia tăng thị phần buôn bán vũ khí tại Đông Nam Á. Không bất ngờ khi các nước ở khu vực này tăng cường mua vũ khí, bởi lẽ một số cảm thấy bất an trước tình trạng khủng bố, còn số khác quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam rõ ràng lo lắng trước nước láng giềng lớn mạnh.
Thêm nữa, Bắc Kinh đã khiến Hà Nội không hài lòng về quan điểm liên quan tới khu vực biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông). Việt Nam cũng chứng kiến Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự. Vì thế, chính quyền Hà Nội buộc phải tăng cường tiềm lực quốc phòng. Nhưng họ không chỉ mua vũ khí của Nga.
Vì thế, tôi không nghĩ đây là một bước đi gây ngạc nhiên. Điều thú vị là Việt Nam trở thành nước mua vũ khí nhiều nhất trong năm 2009, hơn cả Trung Quốc.
VOA: Trong các phân tích của mình về các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và Nga, ông có nói rằng động cơ của hai bên lớn hơn so với hợp đồng thực tế. Theo ông, mục tiêu của Việt Nam là gì?
Giáo sư Stephen Blank: Tôi nghĩ rằng mục đích của Việt Nam là muốn tăng cường quốc phòng và vị thế chính trị ở châu Á, nhằm bảo đảm an toàn cũng như tăng cường khả năng phòng thủ tốt hơn trước Trung Quốc.
VOA: Thế còn đối với Nga, thưa ông?
Giáo sư Stephen Blank: Bản thân Nga không hài lòng với Trung Quốc vì nước này đánh cắp thiết kế vũ khí của họ. Trung Quốc đang tìm cách cạnh tranh với Nga tại các thị trường châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Theo tôi, Nga hiểu rất rõ về việc tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, và điều đó khiến Moscow bày tỏ quan ngại một cách công khai hơn.
Ngoài ra, Nga luôn mong muốn có một chỗ đứng ở Đông Nam Á, và nước này không có cách thức nào để cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực này, ngoại trừ việc sử dụng năng lượng và xuất khẩu vũ khí. Trên thực tế, hai yếu tố này tương trợ lẫn nhau. Các công ty năng lượng của Nga cũng đã giành được nhiều hợp đồng hơn trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng Moscow cũng mong có tiền để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của nước này, vốn đang gặp khó khăn.
VOA: Dường như Việt Nam đang tiến gần lại ‘người bạn lớn’, ‘đồng minh’ một thời nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc phải không, thưa ông?
Giáo sư Stephen Blank: Không chỉ hướng tới Nga, Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hậu thuẫn từ các nước lớn khác ở châu Á. Họ mua vũ khí ở khắp thế giới, không riêng gì của Nga.
Hà Nội đang tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, có thể là Nhật Bản, và cả Ấn Độ nữa. Đây là một phần của chiến lược chính trị sâu rộng của Việt Nam.
VOA: Có quan ngại rằng các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Nga và Việt Nam sẽ đẩy khu vực Đông Nam Á tới một cuộc chạy đua vũ trang. Còn ông nghĩ sao?
Giáo sư Stephen Blank: Tôi cũng nghĩ sẽ có một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực này, không phải vì Việt Nam mua nhiều vũ khí của Nga mà vì Trung Quốc tăng cường khả năng quốc phòng. Tôi không cho rằng Việt Nam là một mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á.
Vấn đề là khả năng quân sự của Trung Quốc gây quan ngại ở vùng này. Tôi nghĩ nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đang cảm thấy lo lắng trước Bắc Kinh.
VOA: Ông đánh giá như thế nào về sự tranh giành ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Nga ở châu Á?
Giáo sư Stephen Blank: Moscow không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ ở châu Á, mà chỉ có sự ganh đua giữa Washington và Bắc Kinh. Đó là một cuộc cạnh tranh lớn và toàn diện trong mọi lĩnh vực như kinh tế, ngoại giao và khả năng quân sự. Tôi không biết là sự cạnh tranh này sẽ dẫn tới đâu, nhưng rõ ràng Trung Quốc đang là một thách thức lớn đối với Hoa Kỳ.
VOA: Washington trong thời gian qua tuyên bố sẽ tăng cường vị thế ở châu Á, trước sự tăng trưởng của Trung Quốc. Trong khi Nga cũng muốn có tiếng nói ở khu vực này. Một số nhà quan sát cho rằng cuộc đua đó dường như sẽ nóng hơn trong tương lai. Bản thân ông nghĩ sao?
Giáo sư Stephen Blank: Sự ganh đua giữa các cường quốc chưa bao giờ ngưng nghỉ. Khi Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn, sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh sẽ gia tăng. Điều đó không có nghĩa sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng chắc chắn sẽ là một sự cạnh tranh cởi mở và bình đẳng hơn so với quá khứ, khi vị thế của Trung Quốc vẫn còn yếu.
VOA: Vậy theo ông, là một nước nhỏ, Việt Nam hưởng lợi gì từ sự cạnh tranh này?
Giáo sư Stephen Blank: Theo tôi, điều quan trọng là Việt Nam cần phải duy trì quan hệ với tất cả các bên liên quan trong cuộc đua đó, đồng thời tăng cường sức mạnh nội tại để đương đầu với các mối đe dọa. Đó là chiến lược cơ bản đối với các nước như Việt Nam trong tình thế như vậy.
Nói tóm lại, bằng việc tăng cường khả năng quốc phòng và duy trì mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ với tất cả các nước lớn liên quan như Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ hay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có thể cải thiện vị thế của mình.
Nếu Quý vị muốn chia sẻ các câu chuyện cùng thông tin hấp dẫn từ nơi mình sinh sống, xin gửi về địa chỉ: vietnamese@voanews.com. Xin ghi trên tiêu đề là gửi chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam'. Xin chân thành cám ơn.
'VN sẽ thất bại trong quốc tế hóa Biển Đông'
Đại Công Báo, tờ báo lâu đời nhất trong các nhật báo tiếng Hoa, hôm 26/02 có bài bình luận nói rằng nhà chức trách Việt Nam đang khuấy động tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông (Nam Hải) bằng cách đưa vấn đề này ra trường quốc tế thông qua các kênh "tuyên truyền" của mình.
Bài báo khẳng định rằng với lập trường vững chắc và thái độ phản đối nhất quán của chính phủ Trung Quốc, chính sách của Việt Nam "chắc chắn sẽ thất bại".
Đại Công Báo cho rằng Việt Nam chủ trương phức tạp hóa vấn đề nhằm kéo dài sự chiếm đóng của mình trên các đảo Trường Sa vốn tài nguyên thiên nhiên.
"Chủ ý thứ hai của Việt Nam là không muốn đàm phán trực tiếp với Trung Quốc mà muốn lôi kéo thêm các nước khác vào."
"Hà Nội tưởng rằng càng nhiều nước tham gia vào tranh chấp thì sức mạnh thương lượng của Việt Nam với Trung Quốc càng lớn."
"Đa số các phân tích gia cho rằng không những Việt Nam khó đạt được chủ ý của mình, mà hình ảnh nước này trên trường quốc tế còn bị ảnh hưởng."
Theo tờ báo sống bằng tiền đài thọ của Bắc Kinh này, Việt Nam đang muốn thu hút ủng hộ của các nước Asean, nhất là thông qua vai trò chủ tịch Asean trong năm nay, của châu Âu và của Mỹ để đối trọng lại với Trung Quốc.
Thế nhưng, tác giả bài viết cũng nhận định rằng bước đi có tính toán kỹ càng của Hà Nội sẽ thất bại vì các nước phương Tây chỉ muốn giữ thái độ trung lập. Nhiều nước Asean cũng không ủng hộ Việt Nam trong chủ đề Biển Đông.
Thêm nữa, vị thế đang lên cộng với uy tín của Trung Quốc khiến cho Đại Công Báo ra kết luận: "Không thể so sánh Việt Nam với Trung Quốc được".
Tờ báo khuyên Hà Nội nên "chấp nhận bài học lịch sử" vì "về sức mạnh quân sự, Việt Nam hoàn toàn nhận thức được là không thể cạnh tranh với Trung Quốc".
Trung Quốc quan ngại
Trong khi đó, hãng tin Trung Quốc Tân Văn trích lời một lãnh đạo hải quân của nước này, đô đốc Doãn Trác (尹卓 - Yin Zhuo) nói Bắc Kinh đang theo dõi một cách đầy quan ngại việc các nước Asean, nhất là Việt Nam, phát triển hạm đội tàu ngầm tại các vùng biển giáp ranh Trung Quốc.
Cuối năm ngoái, lãnh đạo Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo với Nga, đồng minh cũ, trong một bước đi được giới bình luận khu vực cho là nhằm "củng cố tuyên bố chủ quyền trước Trung Quốc trong vùng Biển Đông".
Tuy báo chí và các kênh chính thống của Việt Nam sau đó lên tiếng bác bỏ rằng việc mua tàu ngầm có liên quan tới Trung Quốc, các nhà quan sát vẫn khẳng định nó cho thấy "các nước trong vùng đang cảnh giác trước xu hướng là quyền lực mềm của Trung Quốc nay có thể trở nên cứng rắn hơn".
Không chỉ có Việt Nam, mà cả Australia, Indonesia và Malaysia đều đang tìm cách mở rộng chương trình tàu ngầm.
Singapore đang mua tàu hạng Vastergotland của Thụy Điển, Malaysia mua tàu dạng Scorpene của Pháp và Ý.
Ông Doãn Trác nói với Trung Quốc Tân Văn rằng việc các nước khu vực đang tìm cách thống lĩnh các vùng biển phía Nam gây đe dọa cho Trung Quốc.
"Nếu tiến trình cứ diễn ra với tốc độ hiện nay, trong vài năm nữa các quốc gia Asean sẽ có lực lượng hải quân hùng mạnh."
Việt Nam còn đang đặt hàng thêm tàu tuần tra hạng Svetlyak và tàu hộ tống cho hải quân từ Nga.
Quốc tế hóa
Thế nhưng Trung Quốc cũng đang nhanh chóng hiện đại hóa hải quân của họ.
Nước này nay đã có trong tay tới 12 tàu ngầm lớp Kilo, cộng thêm nhiều tàu ngầm nguyên tử. Số tàu ngầm của hải quân Trung Quốc theo một số ước tính có thể trên 60.
Khối Asean chắc chắn còn nhiều năm mới có thể đuổi kịp con số này.
Các nước trong khu vực gần đây đã bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng hoạt động quân sự với độ mạnh bạo nhiều người đánh giá là "chưa từng thấy" của Trung Quốc tại Biển Đông, nơi được cho là có nhiều dầu khí và tài nguyên thiên nhiên.
Việt Nam đang thúc đẩy cách tiếp cận mới trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với hội thảo quốc tế đầu tiên về chủ đề này được tổ chức hồi tháng 11/2009 tại Hà Nội.
Trung Quốc đã cử đoàn học giả tham gia hội thảo với chủ trương "xây dựng lòng tin" để "hòa giải bất đồng".
Song song với tuyên bố ủng hộ giải pháp thương lượng, Bắc Kinh vẫn thúc đẩy nhiều hoạt động khẳng định chủ quyền.
Tháng trước Trung Quốc vừa cho xây một loạt hải đăng và cột mốc trên nhiều đảo trong vùng biển Hoa Đông còn đang tranh chấp với Nhật Bản.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra ngư chính, "bảo vệ nghề cá" tại Trường Sa.
Tháng Năm thường là thời điểm Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, khiến nhiều quốc gia lân cận, trong có Việt Nam, phản đối.
Về bức thư của Bộ trưởng Quốc phòng TQ
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội
Khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2009, trên một số mạng tiếng Trung tại đại lục Trung Quốc và ở nước ngoài, đã đưa tin và có bài bình luận về cái gọi là bức thư công khai của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Lương Quang Liệt.
Bài có tên gọi “Những suy nghĩ và kiến nghị đối với những vấn đề tồn tại trong hệ thống quốc phòng hiện nay”.
Cần nói thêm, chưa mạng nào đăng toàn văn bức thư đó, một số bình luận chỉ nói theo ý mình chứ không thấy “trích dẫn” nội dung thực của bức thư.
Hơn nữa các mạng đưa tin này tuy khá nhiều, nhưng với lời lẽ hầu như giống nhau, ví dụ bài đăng trên mạng Trung Hoa xã khu (club.china.com) và trên mạng Bác tấn (boxun.com), tuy cách nhau tới 19 ngày, nhưng có nội dung hoàn toàn giống nhau.
Theo lời dẫn của nhiều mạng, những đề xuất của Lương Quang Liệt là muốn thay đổi về căn bản hiện trạng của quân đội Trung Quốc, cần có bốn bước đi:
1.Chỉnh biên toàn diện thay đổi thể chế động viên quốc phòng.
Ông Lương nói, hiện nay biên chế đơn vị từ cấp quân đoàn trở lên trong toàn quân thì 31 quân khu tỉnh chiếm hơn một nửa, lại còn có gần mười vạn bộ đội biên phòng.
Vấn đề thay đổi thể chế biên chế quân đội trước tiên là phải xóa bỏ biên chế các quân khu tỉnh(thành phố trực thuộc), quân khu quận(huyện)…để thành lập Cục binh dịch tỉnh, thành phố, huyện chịu trách nhiệm: thời chiến thì trưng binh, thời bình thì huấn luyện dân quân, làm công tác dự bị v.v..,tất cả các đơn vị, các công việc trên đều do Bộ Quốc phòng quản.
2. Bắt chước chế độ Hội đồng tham mưu trưởng hỗn hợp của Mỹ, xóa bỏ Quân ủy Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và Ủy ban quân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,xóa bỏ bốn Tổng cục, bảy đại quân khu, Pháobinh số hai (tức bộ đội tên lửa) và Cảnh sát vũ trang, thành lập Tổng cục lục quân, Tổng cục hải quân, Tổng cục không quân.
3. Sau khi xóa bỏ toàn bộ biên chế đại quân khu, sẽ chỉnh biên thành lập một số quân đoàn hợp thành và sư đoàn, lữ đoàn tác chiến đặc chủng do Tổng cục lục quân trực tiếp chỉ huy điều động. Bộ đội hải quân, không quân và Pháo binh số hai phối hợp từng bước thực hiện nhiệm vụ tác chiến.
4. Sau khi giải tán bộ đội cảnh sát vũ trang, ngoài việc giảm bớt một số binh sĩ, phần lớn đổi thành dân cảnh công an, qui về cho chính quyền địa phương chỉ huy.
Trong bức thư của mình, ông Lương Quang Liệt còn cho rằng quân đội toàn thế giới đều do Bộ Quốc phòng lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, chỉ có mỗi một mình quân đội Trung Quốc không thế(!)
Một quân đội như vậy không thể đánh trận, trên danh nghĩa quân đội Trung Quốc do bốn Tổng cục và hai Ủy ban Quân sự lãnh đạo, nhưng trên thực tế chỉ là một nhóm người…..
Sau khi những nội dung trên được lan tỏa, dư luận trong ngoài Trung Quốc đã rộ lên một dạo. Ở đây chỉ xin giới thiệu một số nhận xét chủ yếu.
Trước hết, đây là sự phủ định toàn diện lý luận, nguyên tắc và phương châm xây dựng quân đội hiện nay của Đảng cộng sản Trung Quốc, đặc biệt đây là lần đầu tiên nguyên tắc “đảng chỉ huy súng” bị phủ định.
Thứ hai, thể hiện cuộc đấu tranh phe nhóm trong nội bộ trong đảng cộng sản Trung Quốc ngày càng gay gắt thêm.
Thứ ba, dã tâm tranh quyền đoạt lợi của cá nhân ông Lương Quang Liệt càng lộ rõ. Ông Lương đã gần 70 tuổi, khả năng tái nhiệm tại hội 18 là không có, hơn nữa còn có thể bị “về hưu sớm” vì từ nay đến đại hội 18 hãy còn vài năm nữa.
Một số bài viết của mạng đại lục đã vạch trần số tài sản “to lớn” của ông Lương và gia đình, cũng như những thói hư tật xấu ghê gớm của ông với tính chất đả kích, bới móc cá nhân nặng nề.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu Trung Quốc ở Hà Nội.
Không thể nhìn lịch sử từ cùng một hướng
Lời lẽ trong bài viết này được nhận định là dễ nghe hơn phát biểu của ông ta hồi đầu tháng trước, nhân dịp khai mạc “Năm hữu nghị Việt – Trung”.
Đây cũng là lý do khiến Trân Văn phỏng vấn nhà văn Hoàng Lại Giang. Cuối tháng trước, sau phát biểu của ông Tôn Quốc Tường, nhà văn Hoàng Lại Giang đã từng gửi một thư ngỏ, gây tiếng vang lớn. Đó là: “Đôi lời gửi hai ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam”.
Mời quý vị cùng nghe cuộc trò chuyện này...
Không thể dễ tin
Trân Văn: Thưa ông, cách nay vài ngày, báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao Việt Nam có đăng một bài viết của ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, với tựa là “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi”, ông đã đọc bài viết này chưa?
Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi vừa đọc bài này. Tôi nghĩ, bây giờ, với bài “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi”, Đại sứ Tôn Quốc Tường đã trở về với tư cách một nhà ngoại giao khôn ngoan hơn.
Trân Văn: Sau khi xem bài của ông Tôn Quốc Tường, một số người cho rằng, lời lẽ trong bài viết vừa kể, mềm mỏng, lễ độ hơn phát biểu của ông Tường hồi đầu năm nay, cũng về quan hệ Trung – Việt. Khi ấy ông Tường nhắc nhở rằng, hợp tác thì phát triển, còn đối đầu thì thất bại, đừng làm hỏng đại cục, những bất đồng, khi chưa chín muồi thì nên chờ...
Ông nghĩ thế nào về nhận định ấy? Theo ông, có đúng là ông Tường đã mềm mỏng và lễ độ hơn?
Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi không bao giờ nghĩ những nhà ngoại giao lễ độ.
Là một nhà văn Việt Nam ở tuổi ngoài thất thập mà tôi vẫn thấy đại sứ này đóng vai trò như một sư huynh đang cho kẹo những trẻ em ở Việt Nam. Những viên kẹo rất ngọt.
Tôi hoàn toàn không nghĩ đây là một thái độ mềm mỏng và lịch sự vốn có, mang tính bản chất. Nó có cái vẻ bên ngoài không thể dễ tin.
Nhẫn hơn nữa là mất nước
Trân Văn: Trong hai lần bày tỏ quan điểm, một lần tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, lần khác là qua bài “Quan hệ hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi” mà chúng ta vừa đề cập, bên cạnh việc đưa ra một số dẫn chứng có tính cách lịch sử, lập lại “phương châm 16 chữ” vẫn được xem như kim chỉ nam cho quan hệ Trung – Việt, ông Tôn Quốc Tường còn khái quát quan hệ Trung - Việt bằng 16 chữ khác, đó là “sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan”, để tiếp tục khẳng định rằng, việc không ngừng củng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác toàn diện là điều phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước, cũng như nguyện vọng chung của nhân dân hai nước.
Còn ông, tại thư ngỏ gửi ông Tôn Quốc Tường cũng như một người tiền nhiệm của ông ta là ông Dương Công Tố, hồi cuối tháng trước, ngoài việc, công khai bày tỏ sự không hài lòng về thái độ, cách ứng xử, lối ăn nói của hai ông đại sứ, một đã từng và một hiện đang đại diện cho Trung Quốc tại Việt Nam... ông đã đưa ra một nhận định đang được rất nhiều người nhắc là: “Nhẫn hơn nữa là mất nước. Điều ấy với nhân dân Việt Nam là không thể được”...
Ô. Hoàng Lại Giang: Sau hòa bình, thống nhất năm 1975, với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và 1979 với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã cho thấy, người Việt không phải loại người cố chấp mà rất thực tế.
Trong cuộc họp báo gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở báo chí Việt Nam rằng: Báo chí cần chủ động thông tin bảo vệ chủ quyền. Như vậy là những nhà lãnh đạo Việt Nam đã thấy không thể “nhẫn” hơn nữa.
Sự thật thì chúng ta đã mất Hoàng Sa và một phần của Trường Sa. Chính Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm lấy hai quần đảo này và chính Trung Quốc chứ không phải ai khác phải xin lỗi nhân dân Việt Nam và trả lại chủ quyền hai quần đảo này cho nhân dân chúng ta, chứ không phải tiếp tục dùng vũ lực, tàn bạo đối với ngay cả những dân chài Việt Nam gặp nạn bão.
Cách hành xử như vậy thì còn ai tin ở những câu khẩu hiệu không có nội dung như “hai nước sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” nữa.
Trân Văn: Điểm đáng chú ý là cả ông và ông Tường cùng viện dẫn lịch sử bang giao nhưng độc giả có cảm giác rằng cả hai không cùng nhìn về một hướng? Ông có thể giải thích tại sao lại có sự khác biệt này không?
Ô. Hoàng Lại Giang: Đúng là tôi và ông Tường làm sao cùng nhìn lịch sử về một hướng được. Tôi là người Việt Nam, tôi hiểu đất nước tôi qua nghìn năm Bắc thuộc. Đau lắm! Nhục lắm!
Nỗi đau này, nỗi nhục này khiến không phải chỉ riêng tôi mà tất cả những người Việt Nam, dù ở thế hệ nào cũng phải cảnh giác với Bắc thuộc.
Học gì từ tiền nhân?
Trân Văn: Thưa ông, trước nay, Hoàng Lại Giang vẫn được biết đến như một nhà văn. Song đọc Hoàng Lại Giang thì có thể cảm nhận được rằng Hoàng Lại Giang là một trong những người nghiên cứu sâu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn cận đại.
Cũng vì vậy, câu hỏi này không phải dành cho nhà văn Hoàng Lại Giang, tác giả thư ngỏ gửi hai ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam mà dành cho ông Hoàng Lại Giang đã từng bỏ rất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu sử.
Thưa ông, đã có bao giờ ông thử đối chiếu giữa lịch sử Việt Nam ở giai đoạn cận đại với hiện nay không? Nếu có thì giữa xưa và nay có điểm tương đồng nào không? Nếu tôi nhớ không lầm thì ông đã từng khẳng định: Nguyên tắc của lịch sử là tiếp nối và kế thừa. Với nguyên tắc đó thì chính quyền và người Việt đương đại có thể kế thừa những điều gì từ lịch sử của xứ sở mình, cả trong đối nội lẫn đối ngoại?
Ô. Hoàng Lại Giang: Tôi rất sợ lịch sử bị “cắt lát”. “Cắt lát” lịch sử là việc làm phi khoa học. Chính điều đó là điểm tựa cho những hành xử sai lầm, những quá khích mang tính tả khuynh.
Từ công cuộc giải phóng sáng giá trong lịch sử chống ngoại xâm, sau 1975, Việt Nam đang trượt dài xuống vực thẳm. Công cuộc đổi mới tư duy năm 1986 là một mốc quan trọng đưa Việt Nam tỉnh lại và nhận chân ra nhiều giá trị của kinh tế thị trường, của văn hóa kế thừa, của nét đặc thù riêng của mình.
Từ những năm 1980 của thế kỷ trước, tôi đã từng viết: Phan Thanh Giản – Nỗi đau trăm năm, Lê Văn Duyệt – Từ nấm mồ oan khuất đến Lăng Ông, Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời. Đây là cách khơi lại truyền thống Việt Nam và hy vọng sự cảm thông giữa các thế hệ.
Bây giờ thì ai cũng thấy cha ông đã để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng quý giá, không chỉ có các vua Hùng thời cổ đại mà cả vua chúa triều Nguyễn. Bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại.
Tây Ban Nha viện trợ 900,000 Euro xây xe điện ngầm
Thỏa thuận này đạt được tại Barcelona khi phái đoàn từ Việt Nam họp với thị trưởng thành phố và quốc vụ khanh Bộ Công Nghiệp, Du Lịch và Thương Mại Tây Ban Nha.
Tại đây, bà Silvia Iranzo Gutierrez, quốc vụ khanh, đồng ý với đề nghị viện trợ 900,000 Euro, và nói sẽ tạo mọi điều kiện để các công ty Tây Ban Nha tham gia phát triển dự án.
Theo dự trù, giai đoạn 1 của dự án xe điện ngầm sẽ khởi công năm 2011 và đưa vào sử dụng vào năm 2015.
Trung Quốc hiện đại hóa quân sự làm gì?
Trung Quốc đang chạy đua để trở thành một siêu cường trên biển. Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu: 53 tàu ngầm tấn công, loại chạy bằng dầu diesel, 6 tàu ngầm tấn công bằng hạt nhân, 3 tàu ngầm hạt nhân có tên lửa đạn đạo, 26 khu trục hạm, 48 khu trục hạm loại nhỏ, 58 tàu lưỡng cư, vừa chạy trên bộ vừa chạy dưới nước và hơn 80 tàu tuần tra ven biển có trang bị tên lửa.
Song song với việc đòi chủ quyền ở vùng biển Đông, Trung Quốc còn đơn phương áp đặt lệnh cấm ngư dân trong khu vực bắt đánh bắt cá ở các vùng biển đang tranh chấp. Từ cuối năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã gia tăng tuần tra hải quân, gây áp lực với các công ty nước ngoài nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác của các nước khác trong khu vực.
Điều này đã gây lo ngại cho các nước có vùng biển tranh chấp với Trung Quốc như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Nhất là năm ngoái, Trung Quốc đã gây ra hàng loạt hành động bất ổn như đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực, bắt giữ tàu đánh cá, giam cầm và đánh đập ngư dân Việt Nam.
Quân đội của họ hình như ngày càng hiếu chiến hơn là chúng ta thấy những năm trước đây. Tôi nghĩ cuộc tranh luận vẫn còn nằm ở phía Trung Quốc, vẫn không biết liệu việc họ gia tăng sức mạnh quân sự để sử dụng vào mục đích tốt hay là để bắt nạt kẻ khác
Ô.Dennis Blair, giám đốc tình báo.
===================
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-03-01
Trong nhiều năm qua, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự đã gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực mà cả những nước ở xa Trung Quốc.
Mục đích của việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là gì? Phải chăng Trung Quốc trang bị nhiều vũ khí chỉ với mục đích phòng thủ như họ đã tuyên bố? Hay họ lo ngại sẽ bị các nước khác tấn công, hay còn có lý do nào khác?
Chi phí quốc phòng lớn chưa từng thấy
Chương trình hiện đại hóa quân sự chưa từng thấy của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã ngốn hàng trăm tỷ đô la. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chỉ riêng năm 2008, Trung Quốc đã chi hơn $100 tỷ đô la, gần bằng chi phí quốc phòng của các nước trong khu vực gộp lại.
Cũng vẫn theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, năm 2005, Trung Quốc đã tăng gấp mười lần ngân sách quốc phòng so với năm 1989. Đầu năm 2008, Bắc Kinh thông báo sẽ tăng 17,6% ngân sách quốc phòng, tương đương 60 tỷ đô la. Thế nhưng, theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, trên thực tế, chi phí quốc phòng của Trung Quốc cao hơn rất nhiều, ước tính trong năm 2008 từ 105-150 tỷ đô la.
Đầu năm 2009, Trung Quốc thông báo sẽ tăng chi phí quốc phòng thêm 14,9%. Giới chuyên gia cho rằng, đây là lần thứ 19, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng trong vòng 20 năm qua. Các phân tích cho thấy ngân sách quốc phòng cao hơn cả tăng trưởng GDP ở Trung Quốc. Trong 10 năm qua, ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc tăng trung bình là 12,9%, trong khi GDP chỉ tăng 9,6%.
Tất cả cho thấy, Trung Quốc không những có khả năng đe dọa các nước trong vùng mà còn có khả năng đe dọa các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Sở hữu nhiều vũ khí hiện đại nhất
Ngoài ra, Trung Quốc còn cho thấy họ đang sở hữu nhiều vũ khí hiện đại nhất. Ông James A. Lyons, Đô đốc Hải quân nghỉ hưu và là Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết, gần đây, Trung Quốc đã mua của Nga nhiều tên lửa hành trình, loại siêu âm thanh, được thiết kế đặc biệt để tấn công các tuần dương hạm và khu trục hạm.
Hiện tại, Trung Quốc có 36 tàu mang tên lửa hành trình, loại chống tàu thuyền trên biển. Ngoài ra Trung Quốc còn phát triển tên lửa đạn đạo, loại tên lửa được thiết kế với mục tiêu nhắm vào các tàu sân bay Hoa Kỳ, không phải để tấn công loại tàu thương mại. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sở hữu máy bay ném bom loại hiện đại nhất, H-6K và một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Tháng 5 năm 2008, vệ tinh Hoa Kỳ cho thấy, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân ngầm rất lớn ở phía nam đảo Hải Nam.
Một tài liệu do Cục Tình báo Hải quân Hoa Kỳ vừa công bố, chỉ ra Trung Quốc đang chạy đua để trở thành một siêu cường trên biển. Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu: 53 tàu ngầm tấn công, loại chạy bằng dầu diesel, 6 tàu ngầm tấn công bằng hạt nhân, 3 tàu ngầm hạt nhân có tên lửa đạn đạo, 26 khu trục hạm, 48 khu trục hạm loại nhỏ, 58 tàu lưỡng cư, vừa chạy trên bộ vừa chạy dưới nước và hơn 80 tàu tuần tra ven biển có trang bị tên lửa.
Báo tiếng Trung đưa tin, đầu năm nay, Trung Quốc chính thức đưa thêm hai tàu có tên là Ngọc Lâm và Vận Thành vào hoạt động. Đây là hai tàu hộ vệ tên lửa được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, có hệ thống tên lửa, hệ thống chống tàu ngầm và hệ thống ra-đa dẫn đường cho tên lửa đối hạm Sunburn do Nga chế tạo.
Tranh chấp trong khu vực
Trung Quốc hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với các nước ở 3 khu vực chính: dọc theo biên giới chung với Ấn Độ và Bhutan, vùng biển tiếp giáp với Nhật Bản và vùng biển Đông, nơi tiếp giáp với VN, Philippines, Brunei và Malaysia.
Vùng biển tiếp giáp với Nhật Bản, tại khu mỏ khí đốt Chunxiao, cả Trung Quốc lẫn Nhật đang đòi chủ quyền. Thế nhưng, năm ngoái Trung Quốc có các hoạt động cho thấy họ đang chuẩn bị khai thác một mình.
Riêng vùng biển Đông, Trung Quốc cho rằng, hơn 80% đại dương này thuộc chủ quyền của họ.
Song song với việc đòi chủ quyền ở vùng biển Đông, Trung Quốc còn đơn phương áp đặt lệnh cấm ngư dân trong khu vực bắt đánh bắt cá ở các vùng biển đang tranh chấp. Từ cuối năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã gia tăng tuần tra hải quân, gây áp lực với các công ty nước ngoài nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác của các nước khác trong khu vực.
Tháng trước, Trung Quốc cảnh cáo Philippines, khi nước này cho thăm dò năng lượng ở vịnh Reed Bank, thuộc quần đảo Kalayaan. Vịnh này cách Palawan của Philippines khoảng 250 km về phía tây.
Lo lắng của các nước
Lo lắng nhiều nhất trong khu vực là Đài Loan, đây là vùng lãnh thổ mà từ lâu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Đài Loan luôn cảm thấy bị đe dọa vì nằm trên đường đi của các tên lửa đạn đạo mà Trung Quốc phát triển trong thời gian gần đây.
Ấn Độ cũng lo ngại khi Trung Quốc đầu tư quá nhiều vào chi phí quốc phòng. Tháng 9 năm ngoái, các chuyên gia phân tích Ấn Độ và các cơ quan truyền thông cùng lên tiếng lo ngại về việc Trung Quốc cho công bố một bài viết của phân tích gia Li Qiulin, nhân vật kỳ cựu trong đảng CS Trung Quốc, thúc giục Hải quân Trung Quốc củng cố lực lượng ở Đông Á.
Đầu năm 2009, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Willard xác nhận, hải quân Trung Quốc đã gia tăng tuần tra trên biển Đông, cho thấy Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với các quốc gia trong vùng biển phía đông và phía nam Trung Quốc.
Điều này đã gây lo ngại cho các nước có vùng biển tranh chấp với Trung Quốc như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Nhất là năm ngoái, Trung Quốc đã gây ra hàng loạt hành động bất ổn như đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực, bắt giữ tàu đánh cá, giam cầm và đánh đập ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc khi họ đánh bắt cá trên vùng biển của mình.
Việc xây dựng căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, với mục đích hỗ trợ cho các hoạt động hải quân của Trung Quốc ở vùng biển Thái Bình Dương làm các nước trong khu vực lo ngại nhất vì cùng lúc, Trung Quốc vừa đòi chủ quyền trên 80% vùng biển Đông, vừa hiện đại hóa hải quân cùng với việc xây căn cứ tàu ngầm.
Thiếu minh bạch
Giải thích việc đầu tư rất lớn vào chi phí quốc phòng, Trung Quốc nói rằng việc họ hiện đại hóa quân sự không phải với mục đích gây chiến, và Trung Quốc không hề tham gia vào bất kỳ xung đột nào bên ngoài, kể từ khi gây chiến với Việt Nam năm 1979. Thế nhưng khi được hỏi, Trung Quốc đã không thể giải thích vì sao họ đầu tư quá nhiều vào chi phí quốc phòng.
Mặc dù Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng việc hiện đại hóa quân sự của họ không hề đe dọa ai mà chỉ nhằm phòng thủ, nhưng mới đây, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc không giấu diếm mục tiêu tăng cường các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất là để nâng cao khả năng chiến đấu, bảo vệ vùng lãnh hải, nơi có nhiều tranh chấp như biển Đông.
Các chuyên gia cho rằng, dù không hề bị đe dọa nhưng việc hiện đại hóa quân sự với quy mô lớn của Trung Quốc ẩn chứa nhiều mục đích khác. Lý do chính để họ tin rằng, ngoài mục đích phòng thủ, Trung Quốc còn có mục đích khác là vì chính sách phát triển quân sự thiếu minh bạch của Trung Quốc.
Hoa Kỳ là nước đã nhiều lần công khai chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch trong vấn đề này. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Robert Gates, đã nói: “Chúng tôi ước gì họ minh bạch hơn, phải chi họ cho biết thêm về các ý định của họ, chiến lược của họ là gì. Họ đầu tư vào chiến tranh mạng, vũ khí chống vệ tinh, vũ khí đối không và vũ khí chống tàu bè. Và các tên lửa đạn đạo của họ có thể tấn công Hoa Kỳ khi chúng tôi giúp bảo vệ các đồng minh của mình ở Thái Bình Dương”.
Bàn về việc phát triển quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây, Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, ông Dennis Blair, nhận định: “Quân đội của họ hình như ngày càng hiếu chiến hơn là chúng ta thấy những năm trước đây. Tôi nghĩ cuộc tranh luận vẫn còn nằm ở phía Trung Quốc, vẫn không biết liệu việc họ gia tăng sức mạnh quân sự để sử dụng vào mục đích tốt hay là để bắt nạt kẻ khác”.
Vậy mục đích thật sự của việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là gì, khi họ thường xuyên đưa ra những lời nói và việc làm trái ngược nhau? Câu trả lời xin dành cho quý thính giả nghe đài.
Thủ tướng Nhật vận động giành hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam
Nhật báo Yomiuri Shimbun, số ra ngày hôm qua, dựa trên một số nguồn tin, cho biết là trong tuần, thủ tướng Yukio Hatoyama viết thư riêng cho thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản giành được hợp đồng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Dự án này, theo các giới doanh nhân Nhật Bản, có thể lên tới 1000 tỷ yên, trong đó phần xây dựng lên tới 700 tỷ yên, phần còn lại liên quan đến hoạt động duy trì bảo dưỡng và cung ứng các dịch vụ năng lượng.
Vẫn theo nguồn tin trên, trong thư, thủ tướng Hatoyama đề nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sớm cho mở các cuộc đàm phán song phương bàn về việc chuyển giao công nghệ điện hạt nhân. Đồng thời, Nhật Bản có kế hoạch hợp tác với những doanh nghiệp tư nhân để thực hiện dự án.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại tỉnn Ninh Thuận, mỗi nhà máy có hai lò phản ứng với công suất là 2000 MW.
Theo tờ Yomiuri, Nhật Bản hy vọng có được những hợp đồng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận và đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ, trong đó có Pháp. Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản nói rằng, dự án thứ hai dường như được giành cho Nga, đổi lại, Matxcơva hứa viện trợ quân sự cho Hà Nội.
Năm ngoái, một tổ hợp các doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ đã bị thua một tổ hợp Hàn Quốc trong cuộc đấu thầu xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Do vậy, thủ tướng Nhật Bản cho rằng chính phủ cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp để giành được hợp đồng tại Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, cạnh tranh quốc tế diễn ra ác liệt trong việc giành hợp đồng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại những nước mới trỗi dậy. Chính tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã đích thân vận động để các doanh nghiệp nước này giành được hợp đồng tại Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Từ lâu nay, các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ trong các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại những nước châu Á đang trỗi dậy, bởi vì hầu hết các đối thủ khác đều được chính phủ của họ vận động, ủng hộ.
Nhiều nước Đông Nam Á và Trung Đông bắt đầu xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Jordani dự tính khai thác điện hạt nhân từ năm 2017. Việt Nam và Thái Lan hy vọng có điện hạt nhân từ năm 2020.
Từ nay đến 2025, tổng các dự án điện hạt nhân lên tới 24 ngàn tỷ yên. Cuộc cạnh tranh giành quyền thực hiện các dự án này chủ yếu diễn ra giữa các công ty Nhật Bản, Pháp, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.