Pages

Thursday, December 17, 2009

Vietnam aims to counter China with sub deal: analysts

AFP
Vietnam aims to counter China with sub deal: analysts AFP/File – File photo of a Russian-made Kilo-class submarine belonging to the Chinese People's Liberation Army …
by Ian Timberlake Ian Timberlake 58 mins ago

HANOI (AFP) – Vietnam's major arms deal with Russia, reported to involve the purchase of six submarines, aims to bolster claims against China over potentially resource-rich islands in the South China Sea, analysts say.

While much of Vietnam's military hardware is antiquated, it has decided to devote substantial resources to developing an underwater fleet as concerns mount over tensions with its giant neighbour over the Paracel and Spratly archipelagos, they say.

"I think their primary rationale is to counteract the military build-up that the Chinese have had in the South China Sea," said Richard Bitzinger, a regional defence analyst with the S. Rajaratnam School of International Studies in Singapore.

Vietnam and Russia signed the long-planned deal on Tuesday during a visit by Prime Minister Nguyen Tan Dung to Moscow.

Details were not released but Russia's Interfax news agency reported that Vietnam had agreed to buy six Kilo-class diesel-electric submarines for about two billion dollars.

Vietnam's move is not surprising "given the concerns they have about the maritime environment, particularly in the South China Sea," said Peter Abigail, director of the Australian Strategic Policy Institute.

In the latest incident, Vietnam on Tuesday delivered a diplomatic note to the Chinese embassy in Hanoi demanding China return two fishing boats and equipment seized from Vietnamese fishermen in waters around the Paracels.

Vietnam has previously reported similar cases, and fishermen earlier this year said they were seeing an increasing number of armed Chinese patrol ships in disputed waters.

Taiwan also claims the Paracels -- which China occupies -- while the Spratlys are claimed in full or part by China and Vietnam as well as the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan.

The sovereignty row has gone on for years. In 1988 Vietnam and China fought a brief naval battle near one of the Spratly reefs. More than 50 Vietnamese sailors died.

Two years ago a Chinese naval vessel fired at a Vietnamese fishing boat near the Spratlys, killing one sailor, reports said.

The archipelagos are considered strategic outposts with potentially vast oil and gas reserves, and rich fishing grounds.

Last week, Lieutenant General Nguyen Chi Vinh, Vietnam's deputy minister of defence, called the maritime tensions "a matter of concern".

That was the most forthright assessment yet by a Vietnamese defence official on the issue, said Carl Thayer, a Vietnam specialist with the Australian Defence Force Academy.

Vinh said the issue would not lead to conflict because international law provides a basis for a resolution, and Vietnam's policy is to ensure a peaceful outcome.

But Vietnam, with a long coastline and offshore oil potential, has faced a "strategic vulnerability" which it is now trying to address, Thayer said.

In Moscow, Dung confirmed only that the arms deal included submarines along with aircraft and "military equipment".

The aircraft order involved 12 Sukhoi Su-30MK2 warplanes worth more than 500 million dollars, Russia's Vedomosti newspaper reported earlier this year.

The fighters are among the world's most advanced and could provide air cover for the surface fleet, which Vietnam is seeking to enhance with new patrol craft, analysts say.

"What they're mostly trying to do is beef up their presence," Bitzinger said.

Vietnam's submarines will help to at least give it a capability of defending its maritime interests, Thayer said.

China's modernising military has prompted concern in the United States. Defence Secretary Robert Gates said US military power in the Pacific could be undermined, and a Pentagon report said China's weaponry and aircraft could enable it to carry out extended operations into the South China Sea.

While Vietnam's prime minister was signing the deal with Russia on Tuesday, his defence minister was on a rare visit to Washington where he held talks with Gates.

A Chinese embassy official in Hanoi, when asked to comment on the submarine deal, said Vietnam, Russia, and other countries in the area "must think about peace, and peace in the South China Sea."

Wednesday, December 16, 2009

NGUY CƠ MẤT NƯỚC VÀ MẤT DÂN TỘC VIỆT NAM

[bài thuyết trình tại Đại Hội Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Nam Cali]

Cựu Thẩm Phán Phạm Đình Hưng

Tình hình đất nước Việt Nam hiện nay vô cùng bi đát về mọi mặt. Dưới quyền cai trị độc tài chuyên chính và toàn trị của đảng Cộng sản Việt Nam từ 34 năm nay, nước Việt Nam thống nhứt hiện là một trong 10 nước nghèo nhứt trên thế giới và đang tự nguyện đưa đầu vào ách thống trị của Trung Quốc.

Hôm nay, tôi xin nói về một chủ đề nóng bỏng. Đó là Nguy Cơ Mất Nước và Mất Dân Tộc Việt Nam đang ló dạng trên quê hương thân yêu của chúng ta. Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái, ông Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ ở Đà Lạt cũng đã nói lên nguy cơ “Mất nước và Mất dân tộc” giống như tôi.

(Đinh Quang Anh Thái/Người Việt, “Mất dân tộc còn tệ hơn mất nước”, Người Việt số 8616 ngày 10 tháng 7, 2009, California, Hoa kỳ).

Nội dung bài thuyết trình của tôi hoàn toàn căn cứ vào các sự kiện cụ thể, các sách báo đứng đắn, các sử liệu chính xác và các nguồn tin khả tín của Trung Quốc.

Ngay từ năm 1962, chánh trị gia Ngô Đình Nhu, Cố vấn chánh trị của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã có một nhận định chính xác về tương lai của nước Việt Nam. Trong quyển sách biên khảo rất công phu tựa đề “Chánh Đề Việt Nam”, tác giả Ngô Đình Nhu đã khẳng định rằng trong cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt giữa Bắc Việt cộng sản (nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và Miền Nam tự do (nước Việt Nam Cộng Hòa), nếu Bắc Việt thắng thì cả nước Việt Nam sẽ lệ thuộc Trung Quốc. Lời tiên đoán nầy của nhà chánh trị Ngô Đình Nhu ngày nay đã trở thành một sự thật đau lòng cho tất cả người Việt, ở trong nước và ngoài nước.

I- Nguyên nhân sâu xa của hai cuộc chiến tranh Việt Nam

Hai cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm từ 1945 đến 1975 đã xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (Cold War) giữa Thế giới Tự do và hệ thống các nưóc xã hội chủ nghĩa.Theo tác giả Ngô Đình Nhu, nguyên nhân sâu xa của hai cuộc chiến tranh thảm khốc nầy là sự xung đột lâu đời của nước Nga với các nước Tây Âu và sự thù hận của Trung Quốc đối với các nước trong bác quốc liên quân đã tấn công và xâu xé nước Trung Hoa trong thế kỷ 19. Thua kém các nước Tây Âu và Bắc Mỹ về mặt khoa học kỹ thuật, hai đế quốc cộng sản Liên xô và Trung Quốc đã lợi dụng chủ nghĩa cộng sản của hai người Đức ở Tây Âu (Karl Marx và Frederic Engels) như một phương tiện để đánh phá các nước Tây phương từ trong nội bộ của các nước tư bản và từ các thuộc địa của các nước nầy ở châu Á và châu Phi.

Riêng tại Việt Nam, Liên xô và Trung Quốc đã sử dụng một cán bộ cộng sản đệ tam quốc tế từ năm 1924 là Hồ Chí Minh để tiến hành chiến tranh đánh phá Pháp và Hoa Kỳ nhằm mục đích bành trướng chế độ cộng sản trên khắp ba nước Đông Dương và Đông Nam Á. Hai cuộc chiến tranh gọi là “giải phóng dân tộc” và “thống nhứt đất nước” thật sự là hai cuộc chiến tranh “ủy nhiệm” do hai đế quốc cộng sản Nga-Hoa chỉ đạo và viện trợ vì quyền lợi của họ. Trong hai cuộc chiến tranh Việt Nam, vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc lớn hơn Liên xô vì các lý do sau đây:

1) Giáp giới Việt Nam, Trung Quốc là một đại quốc luôn luôn có tham vọng xác lập địa vị mẫu quốc đối với Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã mất ảnh hưởng đối với Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Giúp đỡ cho đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành chiến tranh sau đệ nhị Thế chiến tức là giúp đỡ cho Trung Quốc tái lập ảnh hưởng đối với Việt Nam.

2) Để tránh đụng chạm với Pháp, Liên xô từ 1945 đến 1950 đã không công nhận chánh quyền Hồ Chí Minh; Josef Stalin năm 1951 chỉ đồng ý cho Trung Quốc viện trợ đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp nhưng từ chối viện trợ trực tiếp cho Hồ Chí Minh. Trái lại, ngay sau khi thống nhứt nước Trung Hoa năm 1949, Mao Trạch Đông đã lập tức công nhận chánh quyền Hồ Chí Minh năm 1950 và viện trợ dồi dào cho đảng Cộng sản Việt Nam về võ khí, lương thực, thuốc men, nhân lực (cố vấn chánh trị, cố vấn quân sự, binh sĩ) và huấn luyện đào tạo các cấp chỉ huy Việt Minh Viện trợ quân sự của Trung Hoa đã “giải tỏa Việt Minh khỏi vòng vây của quân đội Pháp”. Giải phóng quân Trung Quốc còn chủ động tham gia các trận đánh lớn ở Đông Khê, Thất khê và Điện biên phủ dưới quyền chỉ huy của hai tướng Trần Canh và Vi Quốc Thanh. Chiến thắng Điện biên phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 đã giúp cho đảng Cộng sản Việt Nam chiếm được nửa nước Việt Nam.

(Xem tập tài liệu “Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp”, Nhà Xuất bản Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc kinh, 2002)

Trong cuộc chiến tranh gọi là “chống Mỹ, cứu nước” từ năm 1956 đến năm 1975, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ vô cùng hùng hậu cho Bắc Việt cộng sản về phương tiện chiến tranh và chuyên viên phòng không, đồng thời cho quân Tàu trú đóng tại các tỉnh biên giới Việt-Trung để gìn giữ an ninh lãnh thổ giúp cho quân đội Bắc Việt điều động xuống chiến trường miền Nam Việt Nam. Liên xô chỉ viện trợ (có hoàn lại) cho Bắc Việt một số võ khí nặng ( phi cơ, chiến xa, đại pháo) trị giá 10 tỷ đô la.

3) Từ khi từ Moscowa về Diên An (thủ đô của Hồng quân Trung Quốc) năm 1938 đầu quân Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đã tận tình phục vụ Trung Quốc nhiều hơn Liên xô vì Ông ta đã bị thất sủng trong một thời gian dài từ 1932 đến 1938 và suýt bị Stalin giết chết năm 1935. Theo tiết lộ của một nhân vật Tình báo Tàu trong một cuộc họp mật giữa Tổng Cục Tình báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam, Hồ Chí Minh đã gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi trở về hoạt động tại Hoa Nam và trong hang Pác Bó ở tỉnh Cao Bằng, ông Hồ đã thi hành công tác của một đảng viên do đảng cộng sản Trung Quốc giao phó. Ngoài viên chánh ủy Tổng Cục Tình báo Hoa Nam, một nhân vật cao cấp trong phái đoàn thương thuyết của Trung Quốc về ranh giới mới trên đất liền và biển cả giữa Trung Quốc và Việt Nam còn đe dọa Trung Quốc sẽ công bố các cam kết bí mật của Hồ Chí Minh với đảng Cộng sản Trung Quốc để làm tiêu tan sự nghiệp (legacy) của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam

II – Tham vọng bá quyền của Trung Quốc và các hành động bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam

Từ ngàn xưa, Hán tộc luôn luôn nuôi tham vọng bành trướng xuống phía Nam và tìm đường đi ra biển từ hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Nhưng họ đã vấp phải sự đối kháng mãnh liệt và hữu hiệu của dân tộc Việt Nam, một dân tộc thông minh và kiêu dũng trong dòng Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử đã bẻ gãy tất cả các cuộc xâm lăng võ trang từ phương Bắc để bảo tồn độc lập của nước Việt Nam.

Trước tham vọng bành trướng xuống phía Nam của Trung Quốc hiện nay, Việt Nam là nạn nhân đầu tiên của thiên triều Bắc kinh. Từ xưa đến nay, người Tàu luôn luôn xem nước Việt Nam là một quận, huyện của Trung Quốc. Trải qua 2000 năm lịch sử, nước Việt Nam chúng ta đã phải hứng chịu nhiều đau khổ và tũi nhục trong 1000 năm Bắc thuộc trước khi Ngô Quyền tranh thủ được nền độc lập của nước nhà năm 938. Tổ tiên chúng ta đã bao lần anh dũng chống ngoại xâm từ phương Bắc để gìn giữ độc lập của nước nhà và duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Tinh thần quốc gia dân tộc của tổ tiên chúng ta rất vững mạnh và kiên cường. Thành tích giữ nước vẻ vang của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Quang Trung Nguyễn Huệ đã nhắc nhở người Việt Nam chúng ta đương thời nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam chống lại âm mưu thôn tính của Trung Quốc với sự tiếp tay của bọn tay sai bán nước là đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời đại ngày nay, Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược thôn tính Việt Nam rất tinh vi và hiểm độc. Để thực hiện dễ dàng tham vọng bành trướng xuống phía Nam của Trung Quốc, người Tàu cần phải phá tan tinh thần đoàn kết của người Việt Nam và tiêu diệt sinh lực của dân tộc Việt. Nhằm mục đích thâm độc nầy, đảng Cộng sản Trung Quốc đã sai khiến Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam liên tục tiến hành chiến tranh trong 30 năm để tàn phá nặng nề đất nước Việt Nam, giết chết cả chục triệu người dân Việt và chia rẽ dân tộc Việt về ý thức hệ, thành phần giai cấp, địa phương, tôn giáo và đảng phái. Cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung Quốc đã thật sự bắt đầu từ năm 1950 với kế hoạch viện trợ cho Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Viêt Nam đánh Pháp để chiếm đoạt quyền lãnh đạo quốc gia. Trong thời gian viện trợ cho Việt Cộng gây nội chiến dưới chiêu bài đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Trung Cộng đã có đủ thời giờ điều nghiên các vị trí chiến lược trọng yếu của Việt Nam và bố trí cán bộ gốc Hoa và thân Tàu vào các chức vụ chỉ huy trong Quân đội, Công an, Tình báo, bộ máy Nhà nước và các cấp ủy đảng để sẵn sàng thực hiện âm mưu thôn tính Việt Nam. Đồng thời với việc âm thầm chỉ đạo Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đã áp dụng chiến lược “Diễn Biến Hòa Bình” để từng bước lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam thay vì sử dụng võ lực tấn công ồ ạt như đã làm trong quá khứ. Với sự hợp tác tự nguyện của Hồ Chí Minh, hậu duệ của ông ta và tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, kế hoạch tầm ăn dâu nầy của Trung Quốc đã đạt nhiều kết quả trong âm mưu đô hộ Việt Nam. Theo lịnh của Trung Quốc, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã đả kích chủ nghĩa quốc gia dân tộc là cục bộ địa phương cần phải gạt bỏ và thay thế bằng chủ nghĩa quốc tế đại đồng. Để phục vụ thiên triều Bắc kinh, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngần ngại dâng hiến quan thầy Tàu một phần đáng kể lãnh thổ do tiền nhân chúng ta dầy công xây đắp và bảo vệ. Các hành động bán nước kể sau của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam cần phải được phơi bày ra trước ánh sáng để lịch sử và các thế hệ trẻ Việt nam sanh sau năm 1975 cùng thế giới văn minh phán xét:

1) Chuyển nhượng cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Do quyết định của Hồ Chí Minh và bộ Chánh trị đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc cộng sản), Phạm văn Đồng đã chánh thức gởi đến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai giác thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 ủng hộ bản Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc xác định chủ quyền của nước nầy trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào thời điểm nầy, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam tự do) vì nằm dưới vĩ tuyến 17. Khi Hải quân Trung Quốc tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa và bị Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chận đánh ngày 19 tháng 1 năm 1974 để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, Hà nội đã giữ thái độ im lặng hoàn toàn. Quyết định bán nước và thái độ bàng quang của Hà nội đã chứng minh Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đặt quyền lợi của Cộng sản quốc tế trên quyền lợi quốc gia. Đây là hành động phản bội Tổ quốc đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam đã phạm trong thời bình để trả nợ chiến tranh cho Trung Quốc và đền đáp ơn nghĩa của Trung Quốc đã giúp đỡ Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lên ngai vàng tại Bắc bộ phủ và ngự trị trên miền Bắc Việt Nam sau chiến thắng Điện biên phủ nhờ sự trợ giúp của tướng Trung Quốc Vi Quốc Thanh và pháo binh Trung Cộng. Tham vọng quyền lực đã thúc đẩy Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam tích cực phục vụ Trung Quốc, mở đường cho Hán tộc bành trướng xuống Đông Dương và Đông Nam Á, tiến chiếm biển Đông (South China Sea), đặt căn cứ hải quân trên quần đảo Hoàng Sa, khống chế con đường đi ra hải phận quốc tế của Việt Nam và kiểm soát giao lưu hàng hải quốc tế giữa Thái bình dương và Ấn độ dương. Quyết định chuyển nhượng âm thầm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc chứng tỏ đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nhân thật sự của đất nước Việt Nam có quyền cho không hay bán một phần lãnh thổ mà không cần phải thông báo Quốc Hội hay xin Quốc Hội phê chuẩn

Hậu quả của giác thư Phạm văn Đồng năm 1958 vô cùng trầm trọng. Hiện nay, chúng ta không thể biết ngày nào có thể thâu hồi quần đảo Hoàng Sa về Tổ quốc Viêt Nam. Ngày đó chỉ đến sau khi đế quốc cộng sản Trung Hoa tan rã.

2) Cắt đất ở biên giới Việt-Hoa dâng cho Trung Quốc

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đảng Cộng sản là một nhà cầm quyền đã dám cắt một phần đất của Tổ Quốc để dâng cho ngoại bang bất chấp luật pháp nghiêm minh của tiền nhân: trong Quốc Triều Hình Luật do Nguyễn Trải soạn thảo có một điều khỏan phạt tử hình người dân bán đất thuộc quyền sở hữu của mình cho ngoại nhân.

Sau chuyến đi năm 1992 của bộ ba Đỗ Mười-Lê Đức Anh-Phạm văn Đồng đến Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, cầu hòa và dập đầu xưng thần với thiên triều Bắc kinh, đảng Cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị một cống phẩm đầu tiên để lấy lòng quan thầy: dâng hiến Trung Quốc một phần đất liền dọc theo sáu tỉnh biên giới Việt-Hoa coi như trả một phần món nợ viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ hai để đánh chiếm miền Nam, đào sâu thêm hận thù dân tộc và giết chết thêm cả chục triệu người Việt Nam vô tội. Cống phẩm nầy đã được dâng lên Bắc kinh bằng việc ký kết hiệp ước phân định lại biên giới Việt Hoa ngày 30-12-1999 theo chỉ thị của Lê Khả Phiêu, người lãnh tụ số 1 của đảng Cộng sản Việt Nam đã bị Bắc kinh sai khiến một cách dễ dàng vì đã lở dại sa vào mỹ nhân kế của người Tàu. Được Quốc Hội bù nhìn phê chuẩn nhanh chóng, hiệp ước bán nước nầy đã chuyển nhượng cho Trung Quốc trên 1,000 kí lô mét vuông đất liền ở biên giới Việt Hoa, tách rời khỏi lãnh thổ Việt Nam một số địa danh quan trọng như phía Bắc Sa Pa, ãi Nam Quan, thác Bản Giốc. Không màng đến trọng tội bán nước, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã cùng với Trung Quốc tổ chức liên hoan ăn mừng việc hoàn thành công tác cắm cọc biên giới mới có lợi cho Trung Quốc.

3) Phân chia lại Vịnh Bắc Việt (Golf of Tonkin)

Hiệp ước 1887 ký kết giữa đại diện Pháp quốc Patenotre và đại diện Đại Thanh Lý Hồng Chương đã phân chia Vịnh Bắc Việt theo tỷ lệ như sau: Việt Nam: 63%, Đại Thanh: 37%. Nhưng năm 2000, Trung Quốc đòi phân chia lại Vịnh Bắc Việt theo tỷ lệ 50/50. Dưới tác động và ảnh hưởng của Trung Quốc, Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh đã thỏa hiệp ký kết hiệp ước về Vịnh Bắc Việt ngày 25-12-2000 để đáp ứng yêu sách của Trung Quốc nhưng chỉ muốn xin lại 6% mà thôi. Theo hiệp ước mới nầy, Việt Nam mất 14,000 kí lô mét vuông biển trong Vịnh Bắc Việt. Trước sự ngoan ngoản của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Chu Dung Cơ của Trung Quốc, người thay thế Lý Bằng, thông báo sẽ chuyển giao cho Việt Nam cộng sản 2 tỷ Mỹ kim dưới hình thức đầu tư. Số tiền lớn nầy được Trung Quốc xem như tiền mua một phần biển của Việt Nam trong Vịnh Bắc Việt. Một sự thật không thể chối cải là Cộng sản Việt Nam đã bán biển cho Trung Quốc để lấy 2 tỷ Mỹ kim và đã không bảo vệ quyền lợi của quốc gia Việt Nam bằng nhà cầm quyền thực dân Pháp. Vì vụ bán nước lần thứ ba nầy quá lớn, Quốc Hội bù nhìn của Cộng sản Việt Nam đã trì hoản đến năm 2004 mới âm thầm phê chuẩn hiệp ước phân định lại Vịnh Bắc Việt. Trong khi gia tăng áp lực đối với đảng Cộng sản Việt Nam để nhanh chóng ký kết hiệp ước bán biển trong Vịnh Bắc Việt, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng đã nhiều lần bộc lộ cảm tình với Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam cộng sản, và bày tỏ ý muốn Nông Đức Mạnh sẽ là Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Nông Đức Mạnh là hậu duệ của Hồ Chí Minh được Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ để tiếp nối sự nghiệp bán nước của cha y.

4) Hợp tác đánh cá và khai thác tài nguyên của biển cả

Các cống phẩm “dâng đất biên giới, hiến biển Vịnh Bắc Việt” của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa thỏa mãn tham vọng thôn tính Việt Nam của Trung Quốc. Bộ Chánh trị đảng Cộng sản Việt Nam lại nhận thêm một yêu sách mới: Chuyển nhương cho Trung Quốc 22,000 (hai mươi hai ngàn) kí lô mét vuông biển Việt Nam từ Quảng Ninh đến Quảng Ngải dưới hình thức hợp tác đánh cá và khai thác tài nguyên của biển cả giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc, một hiệp ước thứ ba đã được bí mật ký kết năm 2000 để giao cho Trung Quốc trọn quyền kiểm soát và khai thác biển Đông nằm trong lãnh hải, vùng tiếp cận lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía Bắc Quảng Ngải (vĩ tuyến 15). Căn cứ vào hiệp ước nầy, Trung Quốc đã ngang nhiên cấm đánh cá trong các vùng biển của Việt Nam, bắn giết và bắt phạt ngư dân Việt Nam vi phạm các biện pháp hành chánh của họ, xua đuổi hai công ty British Petrolium và Exxon-Mobile không được hợp tác với Việt Nam cộng sản thăm dò và khai thác dầu khí trong các vùng biển của Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không dám phản đối Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của quốc gia và ngư dân Việt Nam.

Hiệp ước hợp tác đánh cá và khai thác tài nguyên ký kết với Trung Quốc năm 2000 đã được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xem như một hợp đồng nên khỏi cần được Quốc Hội bù nhìn phê chuẩn. Hiệp ước nầy đã mở đường cho đế quốc cộng sản Trung Hoa chiếm hữu biển Đông và công bố bản đồ “Lưỡi Bò”bao gồm 80% biển Đông và thu hẹp lãnh hải Viêt Nam dưới 12 hải lý.

Để chánh thức hóa sự chuyển nhượng vĩnh viễn cho Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa (nằm trên vĩ tuyến 17) và các vùng biển Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 15 (Quảng Ngải), nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã không đệ nạp Liên Hiệp Quốc hồ sơ thềm lục địa Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 15 và tuyên bố không có tranh chấp trong vùng biển nầy (vì đã chuyển nhượng cho Trung Quốc)

5) Hợp tác khai thác bô xít (bauxite) tại Cao nguyên Trung Phần

Dưới hình thức hợp tác khai thác bô xít để lấy Alumina, Trung Quốc đã và đang tiến hành âm mưu xâm chiếm Cao nguyên Trung phần, một vị trí chiến lược sanh tử của Việt Nam. Sau khi khống chế các vùng biển của Việt Nam ở phía Đông, Trung Quốc có khả năng thành lập một khu tự trị của người Hoa và người sắc tộc thiểu số trên Cao nguyên Trung phần ở phía Tây và tách rời nước Việt Nam ra hai miền để làm suy yếu sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Kế hoạch “Diễn Biến Hòa Bình” sẽ giúp cho Trung Quốc thôn tính và Hán hóa Việt Nam với sự tiếp tay của tập đoàn lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay do Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang cầm đầu. Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, Việt Nam đang đứng trước hiểm họa Bắc thuộc lần thứ hai.

Hậu quả về an ninh quốc gia của vấn đề Trung Quốc khai thác bô xít trên cao nguyên Trung phần nghiêm trọng hơn vấn đề ô nhiễm môi sinh và nhiễm độc nguồn nước của các con sông Là Ngà, Đồng Nai, Sông Bé và Sài gòn cung cấp nước tiêu dùng cho dân cư các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và thành phố Sài gòn. Hai hâu quả tai hại nầy sẽ quyết định sự sinh tồn của đất nước và dân tộc Việt Nam. Mặc dầu có sự chống đối của một số cựu tướng lãnh cộng sản như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và một số đông trí thức trong nước do giáo sư Nguyễn Huệ Chi đứng đầu, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhứt quyết tiến hành dự án khai thác bauxite tại Cao nguyên Trung phần vì theo lời của viên chánh ủy cơ quan Tình báo Hoa Nam “tiền đã trao, cháo phải múc”.

III - Âm mưu sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Quốc và Hán hóa dân tộc Việt Nam

Tham vọng thôn tính Việt Nam của Trung Quốc đã được bộc lộ rõ rệt trong một cuộc họp mật giữa Tổng Cục Tình báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam. Tài liệu mật về cuộc họp nầy đã được công bố trên Internet và đăng tải trên nhựt báo Sài gòn Nhỏ số 226 ra ngày 03-07-2009.

Tổng kết cuộc họp, viên Chánh ủy Tổng Cục Tình báo Hoa Nam đã nêu ra một số ý chánh, trích dẫn nguyên văn như sau:

- Hội nghị đã “bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai

- “Hợp kết Trung Quốc Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc”

- “Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn chọn lựa nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại”

- “Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt nam từng là quận, huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa.”

- “Sự lựa chọn (giữa Trung Quốc và Hoa kỳ) chỉ còn có một. Và ở đây, các đồng chí Việt Nam tỏ ra có lựa chọn đúng. Ngày nay, Trung Quốc vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình. Có Việt Nam nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại.”

- “Trong tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công nầy là nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Đức Anh), người rất biết nhìn xa trông rộng”.

- “Tăng cường viết và nói hằng ngày, hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập”.

- “Một khi Việt Nam đã nhập vào Trung Quốc thì vùng Tây nguyên của Việt Nam là của chung nước ta”.

- “Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương đến địa phương để họ thấy rằng sau khi hợp nhất, mọi vị trí, quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chánh sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc”.

- “Trong thời đại hiện nay…., sự sát nhập trở lại của Việt nam và toàn bán đảo Đông Dương tiếp theo là điều tất yếu”.

- “Việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt nam trong tổ quốc thống nhứt. Tỉnh hay khu tự trị”.

Trong khi tổng kết hay hiểu thị, viên chánh ủy Tàu họ Lương còn tiết lộ hai bí mật liên quan đến Hồ Chí Minh và Nông Đức Mạnh, nguyên văn như sau:

1) “ Trung Quốc và Việt Nam là một. Đó là chân lý đời đời. Đó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: Trung Quốc và Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh. Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể”.

2) “Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Đức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gở các đại biểu trong Quốc vụ viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.

Nông Đức Mạnh là con tư sinh của Hồ Chí Minh đã có với người nữ cán bộ hộ lý tên Nông thị Ngác bí danh Nông thị Trưng trong thời gian ẩn trú trong hang Pác Bó ở Cao Bằng năm 1940.

Nói tóm lại, nếu bản tổng kết cuộc họp mật giữa Tổng Cục Tình báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam sẽ được Trung Quốc thực hiện nay mai với sự cộng tác của các Thái thú Trung Quốc trong đảng Cộng sản Việt Nam thì nước Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới, dân tộc Việt sẽ bị Hán hóa và trở thành một dân tộc thiểu số trong đế quốc cộng sản Trung Hoa giống như Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu và Hồi Cương dưới quyền thống trị của Hán tộc. Đồng bào người Việt ở trong nước và ngoài nước có lưu ý đến các vụ nhà cầm quyền Trung Quốc thẳng tay đàn áp và giết người dã man đã và đang xảy ra tại Tây Tạng và Tân Cương hay không? Đứng trước nguy cơ mất nước và mất dân tộc hiện nay, chỉ có Nhân dân Việt Nam mới có đủ sức mạnh cứu nước và dân tộc ra khỏi đại họa thống trị và đồng hóa của đế quốc cộng sản Hán tộc. Đã đến lúc toàn dân Việt ở trong và ngoài nước phải dũng cảm đứng dậy liên kết chiến đấu đập tan họa nội xâm và họa ngoại xâm, thành lập nền Đệ Tam Cộng Hòa Việt Nam trên nền tảng dân chủ pháp trị để bảo vệ sự sinh tồn của Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam

PHẠM ĐÌNH HƯNG

Monday, December 14, 2009

Nhóm Harvard đã giải đáp vấn đề then chốt này

Nhóm Harvard đã giải đáp
vấn đề then chốt này

Bùi Tín

“…Kinh tế thân hữu, kinh tế mật hữu, kinh tế phe nhóm, kinh tế cánh hẩu, kinh tế kiếm chác, kinh tế tầm gửi (dựa dẫm viện trợ và đi vay ODA và ngoại hối từ nước ngoài) nói lên thực chất chế độ chính trị xuống cấp thê thảm hiện nay…”

Trong nước dư luận báo chí và công luận xã hội đang xôn xao bàn tán về những chuyện rắc rối, khó hiểu trong cuộc sống. Biết bao câu hỏi “vì sao? vì sao?” được đặt ra, chưa có lời giải đáp thoả đáng.

Vì sao bà Ba Sương được họ phong "Anh hùng thời đổi mới", "đảng viên xuất sắc" 10 năm liền, huân chương Lao động, "Phụ nữ ấn tượng của châu Á - Thái Bình Dương " năm 2002 ...lại bị truy tố ra trước vành móng ngựa, tự giải trình hàng chục lần là mình vô tội, rồi bị kết án 8 năm tù giam? Báo trong nước kêu lên: "Hiện tại bắn đại bác vào quá khứ", "Cơ chế mới kết tội cơ chế cũ" ...nhưng không giải thích được vì sao.

Vì sao tướng công an Trần Văn Thanh, thanh tra bộ công an, đang oanh liệt một thời, lại bị truy tố, đứng trước vành móng ngựa toà án Đà Nẵng rồi đưa về trại giam chờ phiên toà phúc thẩm khi đang bị bệnh nặng tim và tiểu đường?

Vì sao vụ án PMU 18 với bị cáo chính Bùi Tiến Dũng kéo dài lê thê hơn 4 năm trời, làm cho những cam kết long trọng "kiên quyết (!), khẩn trương (!) chống tham nhũng như chống giặc nội xâm" của những người lãnh đạo cao nhất như trò đùa dai, tự mỉa mai mình?

Vì sao Huỳnh Ngọc Sỹ ăn hối lộ hơn 800 ngàn đôla, có bằng chứng pháp lý hơn 3 ngàn trang do bộ tư pháp Nhật cung cấp lại chỉ bị kết án có 3 năm tù, "vì nhân thân tốt ", "từng có nhiều cống hiến", để báo Thanh Niên phải kêu lên là "tội bằng con voi lại phạt bằng con kiến"? Thật ra nền tư pháp độc quyền đã đánh tráo vụ án ăn hối lộ của công ty Nhật thành vụ án cho thuê nhà công để lấy tiền chia nhau! Các bloggers trong nước gọi đây là "trò xiếc" bẩn của ngành xử án nước nhà.

Hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi "vì sao?" như thế đang làm nát óc các nhà báo, các công dân quan tâm đến thời cuộc, các nhà trí thức dân tộc của "mạng Bauxite Vietnam.info", của Viện VDS, của hàng triệu dân đen và dày vò hành hạ vô vàn người bị kết án, tù đày oan ức.

Thì đây, những bản báo cáo của Nhóm tư vấn của trường Đại học Harvard Mỹ có mặt tại Hà Nội hơn 3 năm nay để góp ý cho thủ tướng và giới cầm quyền đã cung cấp chiếc chìa khoá để giải đáp các câu hỏi "Vì sao?" trên đây.

Nhóm tư vấn này gồm có các giáo sư Mỹ và vài nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt.

Họ dùng từ "crony economy" để chỉ ra nền kinh tế đang ngự trị ở Việt Nam, từ đó nhận diện căn cước của chế độ chính trị hiện hành.

Chữ tiếng Anh "crony" có nghĩa là bạn rất thân, từ điển Anh ghi thêm "close friend", "companion", "partner", thêm các từ cùng nghĩa: "chum", "pal", "buddy", có thể dịch ra tiếng Việt là: bạn nối khố, bạn tâm giao, cánh hẩu, bạn cật ruột...

Tiếng Trung hoa gần đây có dùng từ "thân hữu kinh tế", "mật hữu (bạn cực thân) kinh tế", "gia tộc kinh tế"... chỉ nền kinh tế đặc trưng trên lục địa Trung Hoa hiện nay.

Từ trên đây, có thể nói chế độ kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay không còn gì là bản chất giai cấp vô sản, giai cấp công nhân, hay bản chất dân tộc, như tài liệu chính thức của Học viện chính trị Hồ Chí Minh rao giảng.

Vậy thì chế độ chính trị còn mang chất Cộng sản không? Đây là vấn đề phức tạp, lại rất cần làm rõ. Có ý kiến cho rằng chất cộng sản không còn gì, đảng CS chỉ còn cái vỏ, cái tên gọi; người cộng sản nay đã trở thành tư sản, địa chủ, nhà kinh doanh, có tài sản, nhà cửa, bất động sản, có nhà đất cho thuê, có ngân khoản gửi ngân hàng lấy lãi, có vàng bạc quý kim cất giấu.

Hơn nữa Đảng cộng sản đang trải qua một cuộc khủng hoảng, một cuộc đảo lộn sâu sắc trong nội bộ, một cuộc thoái trào, sa sút về phẩm chất chính trị và đạo đức, cái hình thức đoàn kết, gắn bó, thống nhất ngày xưa đã tan vỡ, rã rời, sự phân hoá giai cấp ở 2 đầu ngay trong đảng đã hiển nhiên.

Phần lớn đảng viên cao cấp cầm quyền đã thành tư sản hay tư sản mại bản, tư sản chứng khoán, tư sản nhà đất, tư sản quan liêu tham nhũng ăn bám, có kẻ thành tư sản kiêm địa chủ, có người thành nhà kinh doanh, chủ công ty, hùn vốn các công ty xuất nhập khẩu; một số đảng viên cầm quyền ở nông thôn trở thành địa chủ, phú nông, một số thành cường hào mới, có cả cường hào gian ác, như bà con nông dân ở Quảng Nam, Nghệ An và Bình Dương tố cáo.

Mặt khác một số đảng viên bình thường không có thế lực chính trị làm chỗ dựa, ở thành thị cũng như ở nông thôn, chỉ là công dân bình thường, công nhân bình thường, viên chức bình thường, thành trung nông; cũng có số ít đảng viên, gia đình liệt sỹ, cựu chiến binh thất thế trở thành vô sản, mất đất mất nhà, do bọn đảng viên cường hào hiếp đáp, có khi thất nghiệp phải ra thành phố kiếm việc vặt hay thành đội quân cửu vạn, bốc vác cho con buôn...Họ bị những đồng chí của mình bóc lột và đàn áp thẳng tay.

Đảng CS đã thay đổi sâu sắc, phân hoá mạnh, nhưng về đường lối chính trị, nhóm lãnh đạo vẫn duy trì nguyên vẹn cái cốt lõi tệ hại nhất, đó là độc quyền chuyên chính, độc quyền cai trị, ngăn chặn bằng bạo lực mọi xu thế dân chủ hoá, đa nguyên đa đảng hoá xã hội. Chính đây là chỗ mạnh mong manh tạm thời và cũng là chỗ yếu cơ bản, là tử địa của nó khi đất nước đã mở cửa và hội nhập quốc tế.

Không ít đảng viên cộng sản lâu năm, là viên chức, trí thức dân tộc, có lương tâm, yêu nước, thương dân, - tiền bạc không mua được, chức tước không ham - , cuộc sống tạm đủ ăn, sống trong sạch, tỉnh táo nhận ra tình hình sa sút của đất nước, lo lắng thấy đạo đức suy đồi, ngay thẳng chỉ rõ lối ra là dân chủ hoá cho đất nước, nhưng bị vu cáo, cô lập, cấm phản biện; anh chị em báo động khi Tổ quốc lâm nguy, chủ quyền quốc gia bị đe doạ, đất biển đảo bị lấn chiếm, từ đó chán đảng, ngừng sinh hoạt đảng, mong muốn có một đảng khác lãnh đạo đất nước, một đảng trong sạch, dân chủ, chí cốt với dân tộc, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn, gắn bó với thế giới dân chủ của thời hiện đại. Đảng này có thể thi đua, ganh đua với đảng CS, tạo nên sinh khí chính trị, góp phần thúc đẩy đảng CS phải hoàn thiện mình, lấy xã hội làm trọng tài, sẽ có lợi nhiều mặt cho đất nước.

Các nhà lãnh đạo CS đang kêu trời về tình trạng "nhạt đảng", “nhạt lý tưởng" của đảng viên, về hiện tượng "tự diễn biến", "tự huỷ diệt" của đảng CS. Họ rất lo khi các ông Trần Độ, Bùi Minh Quốc, Phạm Quế Dương, Lê Hồng Hà..., gần đây là nhà văn-nhà báo Phạm Đình Trọng tuyên bố vĩnh biệt đảng "vì đảng không còn đáng tin nữa".

Chỉ có dân chủ thứ thật, dân chủ từ trên xuống dưới, chứ không phải ngược đời là "dân chủ ở cơ sở đã" (!), mới có thể chấm dứt cái cơ chế kỳ lạ hiện nay, chấm dứt một xã hội mà căn cước không rõ ràng, tư bản không ra tư bản, cộng sản không hẳn cộng sản, dân chủ không ra dân chủ, chắp vá hỗn độn, tiếp nhận toàn những điều xấu nhất của phong kiến, tư bản lũng đoạn, xã hội chủ nghĩa thực tiễn theo mô hình Staline và Mao...

Kinh tế thân hữu, kinh tế mật hữu, kinh tế phe nhóm, kinh tế cánh hẩu, kinh tế kiếm chác, kinh tế tầm gửi (dựa dẫm viện trợ và đi vay ODA và ngoại hối từ nước ngoài) nói lên thực chất chế độ chính trị xuống cấp thê thảm hiện nay.

Các đặc điểm trên phơi bày các mối quan hệ chằng chịt trong một xã hội cực kỳ hỗn loạn. 15 nhân vật trong bộ chính trị, mỗi người có phe cánh, bộ hạ, cánh hẩu riêng của mình về chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại. Ở các tỉnh, huyện cũng có những lãnh tụ riêng, nhóm ảnh hưởng, phe cánh riêng, hùn hạp hay sát phạt nhau. Họ có những đàn anh đỡ đầu ở trung ương, có tay chân bộ hạ tay sai ở cơ sở, có khi còn dùng cả bọn xã hội đen. Đó là những sứ quân cát cứ.

Trong cái xã hội đỏ đen lẫn lộn, giá trị "lộn tùng phèo" này, các hiện tượng phổ biến đầy rẫy như "thư riêng", "phong bì", "hoa hồng", "lại quả", "lót tay", “nhấm nháy", "ô dù", người thân tín của bác Ba, chú Năm, anh Bảy, cô Tám, cụ Mười..., và đủ loại "cò" làm cái việc "mưu sĩ", "chỉ trỏ", "mối lái", “mở đường", "gõ cửa", "kết thân", những ma cô mới nhan nhản của "nền kinh tế lợi ích riêng" đầy mưu mô, mánh mung, chụp giựt này.

Với nền kinh tế độc đáo trên, lợi ích dân tộc là phù phiếm, lợi ích nhân dân là trên giấy, tài sản chung bị xẻ thịt chia chác cho các phe nhóm, y như ở Trung Quốc hiện nay, chừng 0,40% dân số chiếm 70% tài sản chung, còn 99,60 nhân dân chia nhau 30% tài sản còn lại. [Ở Việt Nam, vào khoảng 40 vạn số "dân có phe cánh" ngự trị trên lưng 82 triệu dân chúng bơ vơ mất quyền công dân]. Sự chênh lệch giàu/nghèo là kinh khủng, kẻ tham nhũng bất tài gian manh phất lên như tên lửa, người lao động lương thiện thất thế thì nghèo đói thê thảm. Đó, cái "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" (!) là thế! Mong những nhà văn dân tộc tài năng ghi lại cảnh xã hội trớ trêu độc đáo chưa từng có này.

Bà Ba Sương chỉ lo xây dựng nông trường, không có phe cánh ở tỉnh và trung ương, trong khi nhóm đương quyền ở Cần Thơ đang mê mẩn với quy hoạch Khu kinh tế công nghiệp mũi nhọn béo bở, bà bị chúng thí theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ là tất nhiên, vì chuyện cướp đất, cưỡng chiếm đất, buôn đất là chuyện lớn của quốc gia.

Tướng công an Trần Văn Thanh dám cả gan tố cáo bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Bá Thanh, uỷ viên trung ương đảng, được uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban Kiểm tra trung ương đảng Nguyễn Văn Chi đích thân đỡ đầu và che chở thì dù là tướng công an cũng chỉ có vào tù và bị hạ nhục. Huỳnh Ngọc Sỹ tội cực nặng lẽ ra nằm tù 12 đến 15 năm, nhưng chỉ bị kết án 3 năm, để rồi sẽ được giảm án, ân xá do "cải tạo tốt" (!), vì ông ta là tay chân thân tín của nguyên thứ trưởng giao thông Nguyễn Việt Tiến, mà ông này lại là đệ tử cật của ngài tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Ông Sỹ còn thông gia với ông Lê Thanh Hải là uỷ viên Bộ chính trị, bí thư thành uỷ Sài Gòn...

Một chế độ không có công tâm, không tuân theo luật pháp và hiến pháp, không coi trọng hiền tài, không cho mọi công dân cơ hội thành đạt ngang bằng nhau, chỉ coi trọng phe nhóm mình, chỉ bảo vệ quyền lợi bất chính của phe cánh, không lo che chở những công dân bị oan ức, chỉ lo bao che những kẻ cánh hẩu, bộ hạ thân tín riêng tư... một xã hội như thế chứa đầy tật bệnh hiểm nghèo, không thể yên ổn, hài hoà và phát triển.

Việt Nam thời đổi mới đã và đang đóng góp một danh từ mới cho từ điển quốc tế. "A crony economy", tạm dịch là kinh tế thân hữu, kinh tế phe cánh, kinh tế cánh hẩu, với vô vàn mối quan hệ mờ ám, nhơ bẩn, với vô vàn mưu đồ phá nước hại dân, đang nghiễm nhiên nảy nở, tung hoành khắp nơi, từ trên cao nhất xuống tận cơ sở.

Cám ơn các bạn giáo sư Đại học Harvard - người Mỹ và người Mỹ gốc Việt - đã nhìn thẳng vào sự thật ở Việt Nam, khám phá ra một thực tế, cũng là một nguy cơ, một thảm hoạ của đất nước Việt Nam, cảnh tỉnh bao người vẫn còn nhầm lẫn về sự phát triển "mạnh mẽ"(!), "lành mạnh"(!), "phát triển đi lên"(!), "đúng hướng"(!) của đất nước.

Danh từ mới lạ này là chiếc chìa khoá quý để tìm hiểu sâu sắc, cặn kẽ và chuẩn xác các sự kiện kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá và đối ngoại ở Việt Nam hiện nay.

Bùi Tín
Paris 9-12-2009

Tâm sự của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ

"Tôi tăng tốc độ cố thoát tàu Trung Quốc đang truy đuổi, nhưng chạy khoảng 11 hải lý đã bị khống chế, chúng tôi cùng với tàu bị họ đưa về đảo Phú Lâm", thuyền trưởng Dương Lúa chưa hết bàng hoàng kể về việc bị tàu Trung Quốc truy đuổi hôm 7/12 trên vùng biển Hoàng Sa.

Trong hai ngày 7 và 8/12, ba tàu đánh cá cùng 43 ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, lại bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đến tối 11/12, tàu của thuyền trưởng Lê Tân (ký hiệu QNg-96004 TS) cùng 43 ngư dân mới được Trung Quốc thả về đến đảo Lý Sơn. Trung Quốc vẫn còn giữ lại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, hai chiếc tàu của các ông Dương Lúa và ông Lê Văn Lộc. Tất cả tài sản, thiết bị máy móc, ngư cụ của cả ba tàu đều bị phía Trung Quốc tịch thu, với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng.

Sau ba ngày trở về với gia đình, nhưng thuyền trưởng Dương Lúa vẫn chưa hết bàng hoàng. "Người đã bình an trở về, nhưng tài sản tích cóp cả đời bị mất sạch, giờ biết lấy gì nuôi sống gia đình trong thời gian tới", ông Lúa nghẹn ngào nói với VnExpress.net.

Ông Lúa bảo rằng, năm ngày đêm bị phía Trung Quốc bắt giữ là khoảng thời gian thật khủng khiếp đối với 43 ngư dân đảo Lý Sơn.

Viên thuyền trưởng kể, sáng 7/12, khi tàu của ông đang neo đậu trên vùng biển Hoàng Sa trong khi đánh bắt cá, thì bất ngờ một tàu sắt màu trắng của Trung Quốc xuất hiện truy đuổi quyết liệt. "Chúng tôi tăng hết tốc độ cố chạy thoát nhưng chỉ chạy được hơn 11 hải lý đã bị đuổi kịp", ông Lúa nói.

Tâm sự của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ
Ngư dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Chí Trung

Khi áp sát tàu ngư dân Việt Nam, ba người chịu trách nhiệm cao nhất của tàu Việt Nam bị phía Trung Quốc đưa qua tàu của họ. Những thuyền viên còn lại bị khống chế đưa lên trên mũi tàu. Sau đó, phía Trung Quốc đưa tàu và các ngư dân Việt Nam về đảo Phú Lâm giam giữ.

Thuyền trưởng Lê Văn Lộc góp lời, trưa 8/12, khi các ngư dân trên tàu của ông vừa mới vung lưới đánh bắt (sau 3 ngày neo đậu tránh gió), bất ngờ thấy tàu Trung Quốc đang vây bắt tàu của ông Lê Tân cũng hành nghề, cách tàu ông khoảng 10 hải lý. Hoảng quá, ông Lộc cho tàu bỏ chạy. "Nhưng chỉ chạy được khoảng nửa giờ thì chúng tôi đã bị tàu Trung Quốc áp sát và khống chế, đưa về đảo Phú Lâm, lúc đó khoảng 18h30", ông Lộc nhớ lại..

Các thuyền trưởng cho biết, khi đến đảo Phú Lâm, tất cả ngư dân đều bị người phía Trung Quốc lấy mũ vải đen trùm kín lên đầu. "Vừa đói, vừa mệt, tinh thần chúng tôi càng thêm hoảng loạn. Lúc đó chỉ sợ không còn được về gặp gia đình. Sau đó, phía Trung Quốc dẫn anh em đến nhốt chung vào nhà kho ", ông Lộc nói.

Tiếp lời, ông Dương Lúa cho biết, trong những ngày bị nhốt, các thuyền trưởng luôn bị phía Trung Quốc gọi lên ký vào các biên bản. Sau đó, có một người thông dịch viên đến đưa cho mỗi thuyền trưởng một bản cam kết viết bằng tiếng Việt bắt ký vào. “Với tình cảnh như thế, chúng tôi buộc phải ký vào biên bản chứ chẳng còn cách nào khác”, ông Dương Lúa cho biết.

"Trước khi phóng thích tàu của ông Tân đưa chúng tôi về lại Lý Sơn, người Trung Quốc đưa những bao được cho là thuốc nổ từ trong kho của họ xuống ba tàu. Sau đó bắt mỗi ngư dân chúng tôi phải ôm một bao trên tay để họ quay phim, chụp ảnh nhằm cáo buộc chúng tôi đã sử dụng chất nổ trái phép", ông Lộc bức xúc nói.

Trở về được đến nhà, các ngư dân Quảng Ngãi thở phào nhẹ nhõm, song không khỏi lo toan về ngày mai, khi phải mưu sinh nuôi cả gia đình, trong khi toàn bộ tàu thuyền, máy móc, ngư cụ đều đã bị Trung Quốc giữ ở đảo Phú Lâm.

Thuyền trưởng Lúa bộc bạch: "Về đến đất liền, đoàn tụ với gia đình lòng tôi mới thực sự nhẹ nhõm sau những ngày bị giam giữ. Nhưng nghĩ tới ngày mai, gia đình không biết sẽ sống ra sao khi trong nhà chẳng còn một đồng vốn nào".

Trong thời gian chờ đợi phía Trung Quốc trả tàu, ông Lúa dự định xin đi theo phụ thuê cho các tàu đánh bắt cá khác để lo miếng cơm tạm thời cho gia đình. Còn thuyền trưởng Lộc chép miệng: "Giờ tôi chỉ biết ngồi nhà chờ đợi cơ quan chức năng can thiệp với Trung Quốc, mong lấy được tàu về càng sớm càng tốt để kiếm cách sinh nhai cho gia đình".

Trao đổi với VnExpress.net chiều 14/12, ông Phạm Đình Khối, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết, UBND tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố hồ sơ, làm rõ các chứng cứ, nội dung tường trình của 43 ngư dân để xem xét họ có vi phạm gì không. Nếu họ không vi phạm và phía Trung Quốc bắt giữ tàu không đúng, thì tỉnh sẽ kiến nghị Bộ Ngoại giao có giải pháp can thiệp phía Trung Quốc thả ngay vô điều kiện hai tàu cá của ngư dân.

"Chiếc tàu là tài sản cả đời của ngư dân. Nhà nước không thể để tài sản và chuyện hành nghề mưu sinh của ngư dân cứ bị đe dọa như vậy được", ông Bí thư tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh.

Trong năm nay, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam cũng bị Trung Quốc bắt giữ khi đang hành nghề đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Lê Thanh